3.1.2.1.Lựa chọn kháng sinh đường tiêm
Có 12 kháng sinh đường tiêm được chỉ định trong các bệnh án. Tỷ lệ các kháng sinh đường tiêm được chỉ định trong các bệnh án được trình bày ở hình 3. 1.
Hình 3. 1: Tỷ lệ các kháng sinh đường tiêm được chỉ định trong bệnh án
Nhận xét:
Các kháng sinh có tỷ lệ sử dụng cao là metronidazol 0,5g/ 100ml (24,5%), sau đó ampicilin + sulbactam 1,5g (21,5%), pefloxacin 0,4g/5ml (14,5%) và cefuroxim 0,75g (11,3%).
3.1.2.2.Lựa chọn đường dùng của kháng sinh
Đường dùng là thông tin cơ bản cần có trong chỉ định của bác sĩ. 12 kháng sinh trong nghiên cứu được chỉ định theo 3 đường tiêm là: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
và truyền tĩnh mạch. Đặc điểm lựa chọn đường dùng của mỗi kháng sinh được thể hiện trong bảng 3.2
Bảng 3. 2: Đặc điểm lựa chọn đường dùng của các kháng sinh
Tiêm bắp Tiêm TM Truyền TM Tổng
Kháng sinh Hàm lượng n (%) n (%) n (%) n ampicilin + sulbactam 1,5 g 1 (0,9) 113 (99,1) - 114 amoxicilin + acid clavulanic 1,2 g - 11 (100,0) - 11 cefuroxim 0,75 g - 60 (100,0) - 60 cefuroxim 1.5 g - 31 (100,0) - 31 ceftriaxon 1 g - 12 (100,0) - 12 cefotaxim 1 g 26 (100,0) - 26 cefoperazon + sulbactam 1 g - - 13 (100,0) 13 piperacilin + tazobactam 4,5 g - - 2 (100,0) 2 imipenem + cilastatin 0,5 g - - 22 (100,0) 22 clindamycin 0,6 g/ 4 ml 10 (31,2) 1 (3,1) 21 (65,6) 32 pefloxacin 0,4 g/ 5 ml - - 77 (100,0) 77 metronidazol 0,5 g/ 100 ml - - 130 (100,0) 130 Tổng 11 (2,1) 254 (47,9) 265 (50,0) 530 Nhận xét:
Có tổng cộng 530 lượt chỉ định kháng sinh đường tiêm. Tỷ lệ sử dụng đường truyền tĩnh mạch là cao nhất (50,0%), tiếp theo là đường tiêm tĩnh mạch (47,9%). Hầu hết mỗi kháng sinh được chỉ định theo 1 đường dùng, ngoại trừ ampicilin + sulbactam được chỉ định theo hai đường là tiêm bắp (1 lượt chỉ định) và tiêm tĩnh mạch (113 lượt chỉ định) và clindamycin được chỉ định theo 3 đường: tiêm bắp (10 lượt chỉ định), tiêm tĩnh mạch (1 lượt chỉ định), truyền tĩnh mạch (21 lượt chỉ định).
3.1.2.3.Lựa chọn dung môi hòa tan và pha loãng
Thông tin về dung môi hòa tan và pha loãng không có trong các trường hợp được chỉ định tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch, chỉ có trong các trường hợp chỉ định truyền tĩnh mạch. Trong 265 lượt chỉ định đường truyền tĩnh mạch, có 130 lượt chỉ định kháng sinh metronidazol là chế phẩm dạng dung dich pha sẵn với hàm lượng 0,5 g/100ml, không cần chỉ định dung môi. Trong 135 lượt chỉ định còn lại, chúng tôi không tìm thấy thông tin về dung môi hòa tan, chỉ có thông tin về dung môi pha loãng là NaCl 0,9% và glucose 5%. Đặc điểm lựa chọn dung môi pha loãng của mỗi kháng sinh truyền tĩnh mạch được trình bày trong bảng 3.3
Bảng 3. 3: Lựa chọn dung môi pha loãng kháng sinh dùng đường truyền tĩnh mạch
Dung môi pha loãng truyền tĩnh mạch Kháng sinh Hàm lượng NaCl 0,9% Glucose 5% Tổng số cefoperazon + sulbactam 1 g 13 0 13 piperacilin + tazobactam 4,5 g 2 0 2 imipenem + cilastatin 0,5 g 22 0 22 clindamycin 0,6 g/ 4ml 0 21 21 pefloxacin 0,4 g/ 5mg 0 77 77 Tổng số 37 (27,4%) 98 (72,6%) 135 (100,0%) Nhận xét:
Mỗi kháng sinh đều được thống nhất lựa chọn 1 loại dung môi pha truyền. Phần lớn các lượt chỉ định lựa chọn dung môi là glucose 5% (72,6%).
3.1.2.4.Lựa chọn thể tích dung môi và tốc độ tiêm truyền
Thông tin về thể tích dung môi và tốc độ tiêm truyền không được tìm thấy trong các chỉ định tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Với 6 kháng sinh được chỉ định đường truyền tĩnh mạch, chúng tôi so sánh thông tin về thể tích dung môi và tốc độ truyền với khuyến cáo. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3. 4: So sánh thể tích dung môi và tốc độ truyền trong chỉ định với khuyến cáo
Đặc điểm thông tin trong chỉ định n (%) Thể tích 242 (91,3) Chỉ định phù hợp khuyến cáo (n=265) Tốc độ truyền 256 (96,6) Thể tích 23 (8,7) Chỉ định không phù hợp (n=265) Tốc độ truyền 2 (0,8)
Thiếu thông tin
(n=265) Tốc độ truyền 7 (2,6)
Nhận xét:
Trong 265 lượt chỉ định truyền tĩnh mạch, 23 trường hợp chỉ định thể tích dung môi không phù hợp là: imipenem + cilastatin (20 trường hợp) và pefloxacin (3 trường hợp), 2 trường hợp tốc độ truyền được chỉ định nhanh hơn so với khuyến cáo.
3.1.2.5.Nguy cơ gặp tương kị của các thuốc trong chỉ định
Tương kị có thể xảy ra giữa thuốc với dung môi hoặc giữa các thuốc nếu được trộn chung trong cùng xi lanh hoặc chai truyền, được bơm qua cùng dây truyền nếu không tráng dây giữa các lần đưa thuốc có cùng đường dùng. Nguy cơ xảy ra tương kị khi các thuốc và dung môi tương kị với nhau được chỉ định cùng đường dùng tại cùng thời điểm. Các trường hợp có nguy cơ xảy ra tương kị được trình bày ở bảng 3.5
Bảng 3. 5: Các trường hợp trong chỉ định có nguy cơ xảy ra tương kị
Các trường hợp nguy cơ xảy ra tương kị (n=530) n (%) Cefoperazon + sulbactam và ringer lactat 1 (0,2)
Metronidazol và glucose 5% 95 (17,9)
Metronidazol và ringer lactat 14 (2,6)
Ampicilin + sulbactam và glucose 5% 24 (4,5)
Amoxicilin + acid clavulanic và metronidazol 2 (0,4)
Ceftriaxon và ringer lactat 4 (0,8)
Tổng 140 (26,4)
Nhận xét:
Nguy cơ tương kị xảy ra chủ yếu giữa kháng sinh và dung môi. Metronidazol là thuốc có nguy cơ gặp tương kị cao nhất.
3.1.2.6.Một số điểm cần lưu ý trong chỉ định có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kháng sinh đường tiêm của điều dưỡng
Trong 265 lượt chỉ định kháng sinh đường truyền tĩnh mạch, 64,5% chỉ định đầy đủ và thống nhất thông tin về dung môi, thể tích dung môi và tốc độ truyền. 35,5% trường hợp còn lại thiếu thông tin hoặc thông tin không thống nhất giữa các lần chỉ định trên cùng bệnh nhân, được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3. 6: Một số vấn đề cần lưu ý trong chỉ định kháng sinh truyền tĩnh mạch
Vấn đề cần lưu ý trong chỉ định kháng sinh truyền tĩnh mạch (n=265)
Số lượt chỉ
định Tỷ lệ (%)
Thiếu thông tin về tốc độ truyền 7 2,6
Thể tích dung môi không thống nhất 8 3,0
Tốc độ truyền không thống nhất 79 29,8
Tổng 94 35,5
Vấn đề hay gặp nhất là sự không thống nhất về tốc độ truyền trong một chỉ định (29,8%).