2.1 .2Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty
3.2.4. Nhóm các giải pháp khác
3.2.4.1. Trả lương qua tài khoản ngân hàng
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc hạn chế sử dụng tiền mặt, phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của nền kinh tế, cũng như phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng là mục tiêu quan trọng mà hệ thống Ngân hàng Việt
khoản sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng công việc của bộ phận tài vụ - tiền lương, hơn nữa người lao động cũng cảm thấy thoải mới hơn rất nhiều so với nhận lương bằng tiền mặt, bên cạnh đó, bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng giảm được chi phí in đúc tiền.
Đối với người lao động: Việc trả lương qua tài khoản về cơ bản giải quyết được những khó khăn về thời gian, người lao động có thể rút tiền ở mọi nơi ngay cả khi đi công tác và cũng không phải chịu rủi ro do thiếu tiền hoặc phải tiền kém chất lượng trong quá trình lưu thông vì khi nạp tiền vào máy, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chỉ nạp tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Về phía doanh nghiệp: Người sử dụng lao động cũng thấy được mặt tiện ích vô cùng lớn của dịch vụ trả lương qua tài khoản. Thay vì việc trả lương cho bảo vệ vận chuyển tiền từ ngân hàng về cơ quan, sau đó cán bộ phòng tài vụ cật lực kiểm đếm, lập danh sách, chi trả tiền cho cả trăm, nghìn người lao động thì khi công ty áp dụng hình thức trả lương qua tài khoản công việc trên sẽ giảm đến 60%, qua đó gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho chính doanh nghiệp.
3.2.4.2. Hoàn thiện về mặt nhân lực
Theo đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của công ty thì phòng tài chính kế toán của công ty không chỉ đảm nhiệm việc ghi chép, tính toán, xử lý,… các công việc kế toán, mà còn nhiệm vụ tư vấn, dự báo cho ban giám đốc về công tác tài chính.
Vì vậy, cần nâng cao trình độ của nhân viên kế toán trong cả công tác tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo… cần phải đào tạo cho nhân viên kế toán không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác kế toán hàng ngày mà còn phải có khả năng dự báo được tình hình kinh tế, nhu cầu thị trường, lãi suất, giá cả…
Việc đào tạo cho các kế toán viên có thể tham gia vào các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn liên quan đến lĩnh vực kế toán, tài chính và dự báo của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước giảng dạy.
trị công nợ. Những nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ.
3.2.4.3. Trích lập các khoản dự phòng
Để vốn của công ty luôn được bảo toàn và phát triển trong trường hợp có biến động về giá cả hoặc rủi ro thì công ty nên trích lập các quỹ dự phòng với mức ổn định.
+ Tăng mức trích khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí kinh doanh đối với các khoản nợ phải thu có khả năng không thu được.
+ Khi lập dự phòng phải thu khó đòi kế toán phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của khách hàng nợ trong đó ghi rõ số tiền phải thu khó đòi. Kế toán phải có đầy đủ các chứng từ gốc liên quan đến khoản nợ và người nợ như: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, giấy cam kết trả nợ để có căn cứ để lập dự phòng phải thu khó đòi.
+ Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là “nợ phải thu khó đòi”, kế toán tính toán số dự phòng phải thu khó đòi và tính số phải trích lập dự phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay bằng số năm trước đã lập thì không phải lập thêm nữa.
+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số năm trước đã lập thì lập bổ xung thêm số chênh lệch:
Nợ TK 642: (Số chênh lệch)
Có TK 139: (Số chênh lệch)
+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số năm trước đã lập thì sẽ hoàn nhập số chênh lệch:
Nợ TK 139:
+ Các khoản nợ phải thu khó đòi xác định thực sự là không đòi được thì được phép xoá nợ:
Nợ TK 139: Số đã trích lập dự phòng Nợ TK 642: Nếu chưa trích lập dự phòng
Có TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 138: Phải thu khác
Đồng thời ghi đơn vào bên nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý