5. Kết cấu của đề tài
3.2.4.3. Trích lập các khoản dự phòng
Để vốn của công ty luôn được bảo toàn và phát triển trong trường hợp có biến động về giá cả hoặc rủi ro thì công ty nên trích lập các quỹ dự phòng với mức ổn định.
+ Tăng mức trích khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí kinh doanh đối với các khoản nợ phải thu có khả năng không thu được.
+ Khi lập dự phòng phải thu khó đòi kế toán phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của khách hàng nợ trong đó ghi rõ số tiền phải thu khó đòi. Kế toán phải có đầy đủ các chứng từ gốc liên quan đến khoản nợ và người nợ như: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, giấy cam kết trả nợ để có căn cứ để lập dự phòng phải thu khó đòi.
+ Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là “nợ phải thu khó đòi”, kế toán tính toán số dự phòng phải thu khó đòi và tính số phải trích lập dự phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay bằng số năm trước đã lập thì không phải lập thêm nữa.
+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số năm trước đã lập thì lập bổ xung thêm số chênh lệch:
Nợ TK 642: (Số chênh lệch)
Có TK 139: (Số chênh lệch)
+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số năm trước đã lập thì sẽ hoàn nhập số chênh lệch:
Nợ TK 139:
+ Các khoản nợ phải thu khó đòi xác định thực sự là không đòi được thì được phép xoá nợ:
Nợ TK 139: Số đã trích lập dự phòng Nợ TK 642: Nếu chưa trích lập dự phòng
Có TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 138: Phải thu khác
Đồng thời ghi đơn vào bên nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý