NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN CHẤT VẤN

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 34)

2.3.1. Nội dung chất vấn

Nội dung chất vấn phải xuất phát từ thực tiễn và tập trung vào những vấn đề chung mang tầm vĩ mô, những vấn đề bức xúc nổi cộm mà cử tri và dƣ luận xã hội quan tâm. Đồng thời, trƣớc mỗi kỳ họp có hàng nghìn ý kiến, kiến nghị của cử tri đƣợc Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội tổng hợp, với hàng trăm câu hỏi chất vấn mà đại biểu Quốc hội gửi về liên quan đến Chính phủ và các bộ, ngành. Thông qua hoạt động giám sát, tổng hợp ý kiến của cử tri và các

100

Điều 44 Hiến pháp 1946.

GVHD: Nguyễn Nam Phương 30 SVTH: Bùi Văn Khải

câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội, Chủ tọa kỳ họp có sự lựa chọn, cân nhắc vấn đề gì, liên quan đến bộ, ngành nào có thể trả lời chất vấn tại kỳ họp để trao đổi thống nhất với Thủ tƣớng Chính phủ và đƣa ra xin ý kiến của Quốc hội

Trong việc lựa chọn vấn đề chất vấn, đại biểu Quốc hội cũng nên lựa chọn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình. Sự thông thạo kiến thức chuyên môn là một lợi thế lớn giúp cho các đại biểu phản ứng nhanh hơn với các diễn biến trong quá trình thực hiện quyền chất vấn. Đồng thời, việc lựa chọn vấn đề chất vấn liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn đối tƣợng chất vấn. Xác định Bộ trƣởng nào phải chịu trách nhiệm ra sao đối với một vấn đề đang tồn tại trong nền kinh tế xã hội là một điều khá khó khăn. Ở đây, đại biểu Quốc hội phải giải quyết hai câu hỏi: thứ nhất, vấn đề đó có xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay không và thứ hai, vấn đề đó thuộc trách nhiệm của bộ nào. Chẳng hạn, không phải mọi vấn đề liên quan đến tiền giả đều thuộc trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng không thể giải quyết đƣợc vấn đề các ngân hàng thƣơng mại trong hệ thống ngân hàng cho vay hay không cho vay đối với một số đối tƣợng chính sách cụ thể. Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc cho vay hay không cho vay thuộc trách nhiệm kinh doanh của từng ngân hàng chứ không thuộc trách nhiệm quản lý nhà nƣớc của Thống đốc.

Theo quy định thì đại biểu Quốc hội có quyền hỏi bất kỳ nội dung nào thuộc lĩnh vực quản lý của ngƣời bị chất vấn nhƣng nội dung chất vấn phải “ngắn gọn, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn”.102 Hiện nay, Quốc hội chất vấn theo từng nhóm vấn đề. Tức là khi chất vấn một cá nhân nào đó thì Chủ tịch Quốc hội sẽ nêu ra chủ đề thuộc lĩnh vực quản lý của ngƣời bị chất vấn để các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn. Và các đại biểu Quốc hội chỉ đƣợc chất vấn trong giới hạn các chủ đề đó. Việc chất vấn theo nhóm chuyên đề có lợi là để đại biểu Quốc hội hỏi tập trung hơn, ngƣời bị chất vấn cũng có điều kiện trả lời tập trung hơn. Việc chọn vấn đề, phân công ngƣời trả lời chất vấn có đáp ứng đƣợc yêu cầu của đại biểu và cử tri hay không là việc quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công của phiên họp chất vấn của kỳ họp Quốc hội.

Ví dụ: Tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIII, trƣớc khi chất vấn Bộ trƣởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng thì Chủ Tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nêu ra bốn chủ đề chất vấn dành cho Bộ trƣởng là: Một là vấn đề nợ công, khả năng cân đối

102 Điều 40 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003.

102Quốc hội Việt Nam: Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường của kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII (ghi theo bản ghi âm), buổi chiều ngày10/06/2014,

http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2307/C2312/default.asp?Newid=73350#k4dGvq7B [truy cập ngày 20-8-2014]

GVHD: Nguyễn Nam Phương 31 SVTH: Bùi Văn Khải

nguồn lực tài chính để trả nợ; hai là quản lý thu, chi ngân sách; ba là kiểm soát bình ổn giá cả thị trƣờng với chức năng quản lý nhà nƣớc về giá cả, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu đến đời sống của Nhân dân. Ví dụ nhƣ mặt hàng sữa, xăng dầu, một số mặt hàng thiết yếu khác và Bốn là tập trung vào việc cổ phần hóa thoái vốn, cổ phần hóa cơ cấu lại tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc để các doanh nghiệp nhà nƣớc của chúng ta làm ăn có hiệu quả hơn. Với phạm vi bốn chủ đề trên nếu đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi ngoài bốn vấn đề trên thì sẽ bị Chủ tịch Quốc hội nhắc nhở. Trong số năm đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi với Bộ trƣởng Bộ Tài Chính thì đại biểu Nguyễn Cao Sơn (đại biểu tỉnh Hòa Bình) đặt câu hỏi nằm ngoài giới hạn vấn đề nên Bộ trƣởng có thể trả lời bằng văn bản.103

2.3.2. Hình thức và thời gian chất vấn

Chất vấn là việc hỏi và đáp của ngƣời chất vấn và ngƣời bị chất vấn, nhƣng ta cũng cần phân biệt chất vấn với hỏi và đáp. Thông thƣờng, hình thức chất vấn đƣợc áp dụng ở các nƣớc với chính thể đại nghị (Tây Ban Nha, Italy, Thụy Điển, Nhật, Na Uy, v.v..). Thế nhƣng, hình thức này lại không đƣợc áp dụng ở Anh, mà thay vào đó là hỏi - đáp (question time). Với hình thức hỏi - đáp, các nghị sỹ hỏi Chính phủ về mọi vấn đề trong một phiên họp. Mục đích của loại chất vấn này là để kiểm tra xem vị bộ trƣởng có nắm chắc công việc không, hoặc để cảnh báo về những vấn đề đang phát sinh trong cuộc sống. Câu hỏi chỉ yêu cầu cung cấp thông tin về một sự việc cụ thể nào đó và không đƣợc bao hàm sự quy kết. Hỏi và đáp cũng khác với chất vấn ở chỗ hình thức này không đi đến một cuộc biểu quyết thoả mãn hay không thoả mãn về trả lời của Chính phủ. Các câu hỏi và trả lời có thể là trực tiếp hoặc bằng văn bản. Nói chung, các nghị sỹ thƣờng ƣa thích hỏi-đáp trực tiếp, còn các Bộ trƣởng thích trả lời bằng văn bản.104

Trong khi đó, chất vấn có phạm vi vấn đề rộng hơn. Các câu hỏi đƣợc gửi bằng văn bản, nhƣng đƣợc các Bộ trƣởng trả lời trực tiếp tại kỳ họp. Sau khi trả lời, mọi nghị sỹ đều có quyền tham gia vào thảo luận (debate) và đối thoại về vấn đề chất vấn. Chất vấn bao giờ cũng dẫn tới thủ tục Nghị viện thông qua một nghị quyết về trách nhiệm của quan chức có liên quan và về các giải pháp đƣợc đề ra để giải quyết vấn đề. Ví dụ điển hình là các phiên chất vấn tại Quốc hội Pháp thời Đệ tam và Đệ tứ Cộng hòa thƣờng kéo theo thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ. Chất vấn và hỏi - đáp thƣờng chỉ có ở các quốc gia theo chính thể đại nghị hoặc chính thể hỗn hợp, ít có ở

103 Vũ Quang, Trung tâm bồi dƣỡng đại biểu dân cử: Chất vấn có khác với hỏi đáp?,

http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=434&distid=2840, [truy cập ngày 24-8- 2014].

GVHD: Nguyễn Nam Phương 32 SVTH: Bùi Văn Khải

các nƣớc có chính thể Cộng hòa Tổng thống bởi, trong chính thể này, Tổng thống cũng là ngƣời đại diện của nhân dân chứ không phải là ngƣời do nghị viện lập nên. Nếu đối chiếu với thực tiễn của Việt Nam, chất vấn mà Quốc hội nƣớc ta vẫn tiến hành bao hàm cả hai nghĩa nói trên, tức là cả chất vấn và hỏi-đáp.

Ở Việt Nam hình thức chất vấn đƣợc quy định tại Điều 80 Hiến pháp 2013, có hai hình thức chất vấn, đó là: chất vấn trực tiếp và chất vấn gián tiếp

Chất vấn trực tiếp: là chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội.

Chất vấn gián tiếp: là chất vấn thông qua văn bản mà đại biểu gửi cho Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội trong khoảng thời gian giữa hai kỳ họp.

Với hai hình thức chất vấn trên ta thấy sự giám sát của Quốc hội là liên tục và gần nhƣ xuyên suốt. Nếu tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn trực tiếp những đối tƣợng bị chất vấn, khi đại biểu Quốc hội không hài lòng hoặc có vấn đề nảy sinh thì các bên tranh luận tại kỳ họp để làm rõ vấn đề. Ở khoảng thời gian giữa hai kỳ họp, tình hình xã hội có nhiều diễn biến thì lúc này đại biểu Quốc hội sẽ sử dùng quyền chất vấn gián tiếp để truy vấn những ngƣời bị chất vấn. Nếu những ngƣời bị chất vấn trả lời không thỏa đáng thì vấn đề lại đƣợc đƣa ra chất vấn tại Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp Quốc hội tiếp theo. Đây là mối quan hệ vòng tròn của chất vấn trực tiếp và chất vấn gián tiếp, nó không bỏ sót vấn đề gì trong bất kỳ thời gian nào mà đại biểu Quốc hội chất vấn.

* Chất vấn trực tiếp

Theo quy định tại Điều 11 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 và Điều 49, Luật tổ chức Quốc hội 2001 (sửa đổi, bổ sung 2007) tại kỳ họp Quốc hội, việc chất vấn và trả lời chất vấn đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, ngƣời bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến ngƣời bị chất vấn. Đoàn thƣ ký kỳ họp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội để báo cáo Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội;

Tiếp đến, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội dự kiến danh sách những ngƣời có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội quyết định;

Khi chất vấn chủ tọa phiên họp nêu những vấn đề chất vấn và thứ tự trả lời chất vấn. Ngƣời bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục. Thời gian trả lời chất vấn về từng vấn đề không quá mƣời lăm phút (Điểm b Khoản 3 Điều 43 Nội quy kỳ họp Quốc hội 2002);

GVHD: Nguyễn Nam Phương 33 SVTH: Bùi Văn Khải

Trong quá trình chất vấn, đại biểu Quốc hội có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung chất vấn để ngƣời bị chất vấn trả lời. Thời gian nêu câu hỏi không quá ba phút (Điểm c Khoản 3 Điều 43 Nội quy kỳ họp Quốc hội 2002).

Nhƣ vậy, Nội quy kỳ họp Quốc hội 2002 đã quy định cụ thể và rõ ràng về thời gian chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên, ta thấy rằng Quốc hội vẫn chƣa quy định thời lƣợng dành cho phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội trong các văn bản quy phạm luật về hoạt động chất vấn. Hiện tại vào mỗi kỳ họp, Quốc hội dành khoảng từ hai đến ba ngày cho phiên chất vấn;

Trong trƣờng hợp vấn đề chất vấn cần đƣợc điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trƣớc Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản;

Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đƣa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với ngƣời bị chất vấn. Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của ngƣời bị chất vấn khi xét thấy cần thiết.

Do điều kiện thời gian có hạn, ở các khoá Quốc hội gần đây thƣờng mỗi kỳ họp bố trí khoảng thời gian từ hai đến ba ngày để trả lời chất vấn tại hội trƣờng. Về nguyên tắc, tất cả các chất vấn của đại biểu Quốc hội phải đƣợc trả lời bằng văn bản hoặc trực tiếp. Căn cứ vào số lƣợng và nội dung chất vấn, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội lựa chọn và quyết định ra những chất vấn tiêu biểu và quan trọng để ngƣời bị chất vấn trả lời trực tiếp tại hội trƣờng. Quá trình trả lời, đại biểu Quốc hội và ngƣời bị chất vấn có thể đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản. Yêu cầu đối với nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội là phải ngắn gọn, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của ngƣời bị chất vấn.

Bên cạnh đó, các phiên họp chất vấn cũng đƣợc phát thanh, truyền hình trực tiếp. Điều này đƣợc bắt đầu từ năm 1994, và chính thức đƣợc ghi nhận tại Khoản 6 Điều 43 Nội quy kỳ họp Quốc hội 2002. Đây có thể đƣợc xem là điểm nhấn trong hoạt động chất vấn. Vì thông qua phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên họp chất vấn mà Nhân dân cả nƣớc nắm đƣợc tình hình đất nƣớc, biết đƣợc cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm. Đồng thời cũng thông qua việc phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên họp chất vấn mà Nhân dân và cử tri biết đƣợc các đại biểu Quốc hội có nói lên nguyện vọng, ý chí của mình hay không để từ đó đánh giá năng lực của đại biểu Quốc hội mà Nhân dân đã bầu ra.

GVHD: Nguyễn Nam Phương 34 SVTH: Bùi Văn Khải

Trong thời gian Quốc hội không họp, thì chất vấn sẽ đƣợc thực hiện gián tiếp thông qua văn bản mà đại biểu Quốc hội gửi đến Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội.

Theo quy định tại Điều 49 Luật tổ chức Quốc hội 2001 (sửa đổi, bổ sung 2007), Điều 25 Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội 2004, việc chất vấn của đại biểu Quốc hội giữa hai kỳ họp Quốc hội đƣợc thực hiện theo trình tự sau:

Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, ngƣời bị chất vấn và gửi đến Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội;

Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo Ban công tác đại biểu giúp Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội tiếp nhận chất vấn của đại biểu Quốc hội để chuyển đến ngƣời bị chất vấn và quyết định thời hạn và hình thức trả lời chất vấn.

Tuỳ theo nội dung và tính chất của chất vấn, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội có thể quyết định ngƣời bị chất vấn phải trả lời chất vấn bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp tại phiên họp của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội. Trong trƣờng hợp Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội quyết định cho ngƣời bị chất vấn trả lời bằng văn bản thì văn bản đó đƣợc gửi đồng thời tới Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội khi đã có câu trả lời chất vấn. Nếu không đồng ý với nội dung trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu Chủ tịch Quốc hội đƣa ra thảo luận trƣớc Quốc hội hoặc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội. Tuy nhiên, hiện tai các văn bản quy phạm pháp luật chƣa quy định cụ thể về thời gian trả lời chất vấn bằng văn bản. Đây đƣợc coi là một hạn chế trong quy trình chất vấn và trả lời chất vấn.

Nhìn chung hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội hiện nay đang phát triển theo chiều hƣớng tích cực. Các đại biểu thẳng thắn đặt câu hỏi những vấn đề bức xúc và nỗi cọm mà nhân dân cả nƣớc quan tâm, những ngƣời bị chất vấn cũng đã thẳng thắn trả lời và nhìn nhận hạn chế, khuyết điểm để từ đó đề ra những cách thức, phƣơng hƣớng giải quyết tốt hơn. Tuy nhiên, việc chất vấn này cũng tồn tại những hạn chế, đó là việc đại biểu đặt câu hỏi chất vấn dài dòng, chất vấn không đúng nhóm vấn đề hoặc chất vấn cụ thể về tình hình địa phƣơng mình tại kỳ họp Quốc hội. Ngoài ra một số ngƣời bị chất vấn trả lời vòng vo, né tránh trách nhiệm. Vì vây, chúng ta cần phải khắcc phục những hạn chế này, đề ra những giải pháp thích hợp để đƣa hoạt động chất

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)