Thứ nhất, Chủ toạ kỳ họp phải thể hiện là ngƣời dẫn chƣơng trình linh hoạt, trung tâm trong quá trình chất vấn. Khi không khí kỳ họp trầm lắng, Chủ tọa tìm cách gợi mở để các đại biểu tham gia chất vấn trực tiếp tại hội trƣờng, làm cho không khí phiên họp sôi động. Đồng thời, Chủ tọa cũng phải biết cách dừng đúng lúc khi các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn dài dòng, đặt câu hỏi chất vấn không đúng nhóm vấn đề cần chất vấn, chất vấn cụ thể về tình hình đại phƣơng của mình làm mất thời gian trong phiên họp chất vấn
153 Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị quyết số: 35/2012/QH13, có các mức độ lấy phiếu tín nhiệm: Tín nhiệm cao, tính nhiệm, tính nhiệm thấp.
154 Thành Nam: Dân hỏi Bộ trưởng trả lời bị chê, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam lên tiếng, Báo điện tử Infonet, 2014, http://infonet.vn/dan-hoi-bo-truong-tra-loi-bi-che-tong-giam-doc-vtv-len-tieng-
GVHD: Nguyễn Nam Phương 63 SVTH: Bùi Văn Khải
Thứ hai, Chủ tọa kỳ họp Quốc hội và phiên họp của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội phải hƣớng cho ngƣời bị chất vấn thấy đƣợc trách nhiệm của bộ, ngành mình trƣớc Quốc hội và cử tri, nội dung yêu cầu trả lời phải đi thẳng vào trọng tâm câu hỏi chất vấn, phải giải trình rõ những vấn đề làm đƣợc, chƣa đƣợc, xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, tránh tình trạng lợi dụng diễn đàn để báo cáo thành tích hoặc trả lời vòng vo, không đúng nội dung yêu cầu của đại biểu đặt ra. Đồng thời, đề ra biện pháp và lộ trình cụ thể để tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện và thông tin đầy đủ cho Chủ tọa kỳ họp, đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.155
Thứ ba, kết thúc phiên chất vấn, Chủ tọa kỳ họp có đánh giá, nhận xét những nội dung trả lời đạt yêu cầu, những nội dung chƣa đạt, cần phải tiếp tục giải quyết, trả lời cho Chủ tọa sau kỳ họp và giao nhiệm vụ cho các Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội giám sát việc thực hiện của các cơ quan, tổ chức đó để báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp sau.