Chưa đi vào trọng tâm vấn đề chất vấn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 56)

Một trong những hạn chế hiện nay mà hầu nhƣ kỳ họp nào của Quốc hội cũng mắc phải là việc ngƣời bị chất vấn trả lời chƣa đi vào trọng tâm vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn. GS-TS Nguễn Minh Thuyết nói rằng: “Về phía người trả lời, có người nắm vấn đề vững, trả lời có trách nhiệm, không né tránh, nhưng cũng có người trả lời loanh quanh, chẳng đâu vào đâu, nghe xong cũng chẳng biết định nói gì.”132

Chất vấn là tranh luận giữa đại biểu Quốc hội và ngƣời bị chất vấn về những vấn đề đã và đang tồn tại trong ngành, lĩnh vực mà ngƣời trả lời chất vấn đang quản lý. Qua đó, đề ra những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và khuyết điểm. Tuy nhiên, không phải ngƣời trả lời chất vấn nào cũng trả lời đúng trọng tâm vào vấn đề cần chất vấn, vẫn có trƣờng hợp các Bộ trƣởng trả lời chất vấn vòng vo, viện dẫn không cần thiết mà chƣa tìm ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế trong ngành mình quản lý. Chẳng hạn nhƣ phần trả lời chất vấn của Bộ trƣởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII. Trong phiên chất vấn dành cho Bộ trƣởng, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đại biểu tỉnh Trà Vinh) hỏi: “Những giải pháp nào để sắp xếp lại và đến khi nào mới chấm dứt tình trạng dạy thêm và học thêm tràn lan như hiện nay”. Tuy nhiên, Bộ trưởng trả lời rằng: Đây là một vấn đề nhức nhói và trong ngành cũng có chỉ đạo, nhưng chưa giải quyết dứt điểm được và Bộ trưởng đã nêu ra một số nguyên nhân...”.133 Nhƣng yêu cầu của đại biểu đặt ra là giải pháp khắc phục tình trạng dạy thêm và học thêm một cách tràn lan, đại biểu không hỏi nguyên nhân. Ta thấy rằng, nguyên nhân và tình trạng trên đã đƣợc Bộ trƣởng và đại biểu đề cập rất nhiều trƣớc phiên họp chất vấn này. Vấn đề đặt ra là làm sao khắc phục tình trạng dạy thêm và học thêm đúng nghĩa. Bộ trƣởng nói rằng: Trong ngành cũng có chỉ đạo, vậy chỉ đạo ra làm sao thì Bộ trƣởng lại không đề cặp. Hay phần trả lời chất vấn của Bộ trƣởng Bộ Nội Vụ Ông Nguyên Thái Bình bị chủ tọa phiên họp Ông Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII: “Đồng chí Bộ trưởng ạ, thôi hướng dẫn rồi quy định...người hỏi có một câu thôi tức là đánh giá bây giờ là 1% cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ thì ý kiến của đại biểu như thế nào.”134 Với những câu trả lời chất vấn còn vòng vo, viện dẫn vấn đề này, quy

132 Theo infonet: Nhiều đại biểu nói lòng vòng phô diễn hiểu biết, Báo điện tử infonet, 2014,

http://phaply.net.vn/dien%20-%20dan/nhieu-dai-bieu-noi-long-vong-pho-dien-hieu-biet.html, [truy cập ngày 17 – 10 – 2014].

133 Quốc hội Việt Nam: Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường (ghi theo bản ghi âm) buổi sáng ngày 24/11/2013,

http://na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2121/C2125/default.asp?Newid=52726#0TiQeEzQD36V, [truy cập ngày 19 - 10 – 2014].

134

Quốc hội Việt Nam: Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường (ghi theo bản ghi âm) buổi chiều ngày 20/11/2014,

GVHD: Nguyễn Nam Phương 52 SVTH: Bùi Văn Khải

định kia không cần thiết nhƣ vậy sẽ làm vấn đề chất vấn không đƣợc đào sâu, từ đó sẽ không quy đƣợc trách nhiệm thuộc về ai những giải pháp thiết thực để giải quyết những vấn đề bức xúc, nỗi cọm mà nhân dân cả nƣớc quan tâm không đƣợc đặt ra. Nhƣ vậy, những hạn chế, khuyết điểm vẫn cứ tồn tại và vấn đề này lại đƣợc đại biểu nêu ra tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội để chất vấn tiếp.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)