Nhƣ đã trình bài ở trên, mục đích của chất vấn là để làm rõ trách nhiệm. Khi các vị đại biểu hỏi một quan chức nào đó thì thông tin, số liệu không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính ở đây là: ngƣời trả lời có biết về vấn đề đó không? Tại sao lại để xãy ra? Hƣớng giải quyết nhƣ thế nào? Cần phải rút kinh nghiệm ở đâu? Trách nhiệm thuộc về ai?
Hiện nay, bên cạnh một số ngƣời bị chất vấn thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm về mình trƣớc Quốc hội và Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội thì vẫn còn có một số ngƣời còn né tránh trách nhiệm, đùng đẩy trách nhiệm cho ngành khác, cho đó là nguyên nhân khách quan, do cơ chế. Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Quyền khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội: “Chất vấn là việc làm rõ trách nhiệm của người bị
chất vấn. Anh có rõ trách nhiệm của anh thì mới nhận thấy bệnh của anh để sửa”.Thật
vậy, khi các Bộ trƣởng, Trƣởng ngành nhìn thấy đƣợc sự tồn tại của những hạn chế, khuyết điểm, biết đâu là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của vấn đề thì mới có những giải pháp thiết thực để khắc phục. Nếu ngƣời bị trả lời chất vấn né tránh trách nhiệm, đùng đẩy trách nhiệm cho bộ, ngành khác thì vấn đề chất vấn sẽ không đƣợc đào sâu, chƣa đề ra giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Ví dụ, thực trạng tai nạn giao thông đƣờng bộ nhƣ hiện nay thì trách nhiệm không chỉ có một ngành. Nó liên quan đên việc nhập khẩu phƣơng tiện, sản xuất và lắp ráp phƣơng tiện giao thông của Bộ Công Thƣơng; hệ thống hạ tầng giao thông của Bộ giao thông vận tãi; đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông thuộc Bộ kế hoạch và đầu tƣ; đến thi hành luật giao thông thuộc Bộ công an. Nhƣ vậy, mỗi Bộ chỉ chịu trách nhiệm về một phần và trả lờ chất vấn theo phạm vi đó. Tuy nhiên, khi trả lời chất vấn, nếu bị Quốc hội truy trách nhiệm thì sẽ có sự đùng đẩy trách nhiệm của ngƣời bị chất vấn, cho đó là do cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng, số lƣợng phƣơng tiện tham gia tăng, việc thi hành luật giao thông còn hạn chế, v.v.. Thiết nghĩ, ở đây các Bộ nên phối hợp lẫn nhau, tìm ra đâu thuộc trách nhiệm của Bộ mình, tại sao lại tồn tại thực trạng để từ đó các Bộ phối hợp với nhau để tìm ra những giải pháp khắc phục.
http://na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2265/C2270/default.asp?Newid=69309#fg711ioDrtDE, [truy cập ngày 12 – 10 – 2014].
GVHD: Nguyễn Nam Phương 53 SVTH: Bùi Văn Khải
Nguyên nhân
Thứ nhất, đối với một số ngƣời bị chất vấn còn né tránh trách nhiệm. Vì khi nhận trách nhiệm về mình thì những ngƣời trả lời chất vấn phải đề ra và khắc phục những hạn chế thuộc trách nhiệm của mình. Đôi lúc thực hiện nhƣng vấn đề quá khó, ngoài tầm của họ nên né tránh là một biện pháp “cứu cháy” khi chất vấn trực tiếp.
Thứ hai, một phần do những ngƣời bị chất vấn không hiểu nội dung câu hỏi do một số vị đại biểu đặt câu hỏi quá dài dòng, chi tiết hoặc câu hỏi tràn lan, không xác định trọng tâm câu hỏi mà đại biểu muốn chất vấn.
Thứ ba, một phần thông qua việc trả lời chất vấn thì một số vị trả lời chất vấn mƣợn diễn đàn để khoe thành tích mà cá nhân và cơ quan họ đạt đƣợc những thành tựu trong thời gian vừa qua.