Đại biểu cò ne ngại, sợ va chạm

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 53)

Một trong những hạn chế ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn hiện nay là tâm lý nể nang, ngại va chạm của một số đại biểu Quốc hội, đặc biệt là các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm đang công tác trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Hơn ai hết với tƣ cách là ngƣời trục tiếp quản lý nhà nƣớc, các đại biểu này nắm rất chắc, hiểu thật sâu sắc về những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cử tri quan tâm và những thiếu sót trong cơ chế quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, do tâm lý nể nang, ngại va chạm với cấp trên nên các đại biểu khi chất vấn thƣờng không chất vấn những vấn đề nhạy cảm mặc dù đó là những vấn đề bức xúc, ảnh hƣởng đến tình hình phát triển của đất nƣớc cần đƣợc làm rõ để có giải pháp khắc phục. Nếu có chất vấn, đại biểu chỉ đặt câu hỏi với nội dung mang tính chung chung, chƣa đi thẳng vào cốt lõi vấn đề cần chất vấn. Cũng xuất phát từ tâm lý nể nang, ngại va chạm nên đại biểu Quốc hội nhiều khi không truy vấn đến cùng vấn đề đặt ra, chƣa quy rõ trách nhiệm của ngƣời trả lời chất vấn. Do vậy, ngƣời trả lời chất vấn cũng chỉ đƣa ra những hứa hẹn về các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của ngành, đơn vị mình. Những giải pháp đó đôi khi không đƣợc triển khai thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả, nhƣng kỳ họp sau đại biểu cũng không nhắc lại.

Trên thực tế, số lƣợng đại biểu hoạt động kiêm nhiệm còn chiếm tỉ lệ khá cao.129 Nhƣ vậy, nhiều đại biểu Quốc hội sẽ vừa là đại biểu Quốc hội vừa đảm nhận công việc trong các cơ quan nhà nƣớc, làm cho họ không dám chất vấn vì sợ cấp trên khiển trách. Để vấn đề chất vấn đƣợc đào sâu, tranh luận đến cùng vấn đề khi chất vấn đại biểu thƣờng chọn vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình. Tuy nhiên, với các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì vô tình đại biểu lại chất vấn với cấp trên của mình (về mặt Hành chính). Chẳng hạn nhƣ việc gần đây mà báo chí liên tục đƣa tin về việc “Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Y tế Thành phố giải trình liên quan đến phát biểu của đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố) về công tác quản lý đấu thầu, nhập khẩu thuốc tại phiên họp do Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức tiếp tục dấy lên mối

129 Quốc hội Việt Nam: Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm chiếm tỷ lệ 30. 8%,

GVHD: Nguyễn Nam Phương 49 SVTH: Bùi Văn Khải

quan ngại về việc đại biểu Quốc hội bị hạn chế khi thực hiện chức trách của mình.”

Theo đại biểu Quốc hội Trƣơng Trọng Nghĩa, Chủ tịch liên Đoàn Luật sƣ Việt Nam, “khi bà Phạm Khánh Phong Lan đã đặt câu hỏi và nêu vấn đề với tƣ cách là đại biểu Quốc hội thì Bộ Y tế phải có trách nhiệm giải trình những chất vấn và câu hỏi của bà Lan nêu ra. Tuy bà Lan là phó giám đốc Sở Y tế, về mặt hành chính là cấp dƣới của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và của Bộ Y tế nhƣng trong trƣờng hợp này bà Lan đã nói rõ là bà thực thi quyền của đại biểu Quốc hội thì Bộ Y tế phải đáp ứng yêu cầu của bà Lan. Lúc này, yêu cầu của bà Lan là đại diện cho yêu cầu của cử tri. Do đó, việc Bộ Y tế có công văn đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Y tế Thành phố giải trình liên quan đến những phát biểu của đại biểu Lan về đấu thầu thuốc và chất lƣợng thuốc trƣớc Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 25/9/2014 vừa qua là không phù hợp”.130

Trƣờng hợp nhƣ vậy cũng đã từng xãy ra ở Quốc hội khóa XI: “Phó Trƣởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Việt Nhân, sau khi chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã bị Thống đốc đề nghị Bí thƣ tỉnh ủy “chấn chỉnh”. Và ở Quốc hội khóa XII, “sau khi đại biểu Lê Văn Cuông chất vấn Thủ tƣớng Chính phủ về việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Trƣờng Tô 5 lần kháng lệnh Thủ tƣớng, Trƣởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này đã có văn bản gửi lãnh đạo Quốc hội, tỉnh ủy Thanh Hóa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, toàn bộ các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội khóa XII phản đối, thậm chí yêu cầu tiến hành kiểm điểm đối với đại biểu Lê văn Cuông”.131

Thông thƣờng, nhiều đại biểu Quốc hội, đặc biệt là các đại biểu kiêm nhiệm đã có tâm lý e ngại, sợ va chạm đến các Bộ trƣởng, Trƣởng ngành. Những công văn hoặc hành động nhƣ đã nêu ở trên càng làm cho các đại biểu vốn ít bản lĩnh ngại nói thẳng nói thật hơn với cấp trên. Vì vậy hoạt động chất vấn sẽ không đi đến tận cùng vấn đề cần chất vấn, không giải quyết đƣợc những vấn đề đã và đang tồn tại.

Nguyên nhân

Thực trạng trên tồn tại trong chất vấn của đại biểu Quốc là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do trình độ của các đại biểu là khác nhau, có giới hạn cho nên việc đặt câu hỏi là tùy vào khả năng của từng đại biểu. Ngoài ra, các Bộ trƣởng lại có bộ

130 Tá Lâm: Bà Phong Lan đã thực thi quyền đại biểu Quốc hội, Báo điện tử pháp luật, 2014,

http://plo.vn/thoi-su/ba-phong-lan-da-thuc-thi-quyen-dai-bieu-quoc-hoi-502278.html, [truy cập ngày 15 – 10 – 2014].

131

Nguyễn Dũng: Đòi đại biểu Quốc hội giải trình sau chất vấn “đụng chạm”: “Bộ Y tế cần xin lỗi”, Báo điện tử Infonet.vn, 2014,

http://infonet.vn/doi-dbqh-giai-trinh-sau-chat-van-dung-cham-bo-y-te-can-xin-loi post147284.info, [truy cập ngày 17 – 10 – 2014].

GVHD: Nguyễn Nam Phương 50 SVTH: Bùi Văn Khải

máy hùng hậu giúp việc trong tay, có điều kiện nắm bắt thông tin nhiều hơn cho nên việc đặt câu hỏi dài dòng chƣa hay là điều khó tránh khỏi.

Thứ hai, để giải thích rõ cho câu hỏi chất vấn của mình, chứng minh đại biểu có tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề chất vấn cho nên một số đại biểu khi đặt câu hỏi lại giải thích dài dòng không cần thiết. Giải thích trong câu hỏi chất vấn là tín hiệu tích cực, thể hiện đại biểu có nghiên cứu và có thông về vấn đề cần chất vấn, từ đó việc trao đổi vấn đề chất vấn giữa đại biểu và ngƣời bị chất vấn sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, các đại biểu nên giải thích ngắn gọn, tránh giải thích dài dòng mà đôi khi những giải thích đó đã đƣợc chính phủ báo cáo.

Thứ ba, phần lớn đại biểu Quốc hội hiện nay hoạt động kiêm nhiệm, nên ngoài vai trò là đại biểu Quốc hội thì các đại biểu còn là công chức ở các cơ quan Hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng. Vì vậy, một số đại biểu không có bản lĩnh sẽ có tâm lý e ngại, sợ va chạm với với cấp trên (về mặt Hành chính) của mình. Ngoài ra, do tâm lý của các đại biểu khi chất vấn sẽ đụng chạm làm “mất lòng” những ngƣời bị chất vấn thì sau này muốn nhờ vả việc gì cũng khó.

3.1.2.Về phía những ngƣời trả lời chất vấn

Trả lời chất vấn là nhằm giải trình những vấn đề đã và đang tồn tại trong từng ngành, lĩnh vực, đồng thời làm rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong công tác điều hành, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, đề ra những giải pháp mang tính khả thi để khắc phục những hạn chế và khuyết điểm đã và đang tồn tại. Trong vài nhiệm kỳ trở lại đây, cùng với sự nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn thì chất lƣợng trả lời chất vấn của ngƣời bị chất vấn cũng đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. Trƣớc khi trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề đƣợc đƣa ra tại kỳ họp thứ tƣ, Quốc hội khóa XII thì ngƣời trả lời chất vấn phải trả lời câu hỏi thuộc tất cả các lĩnh vực mà mình quản lý. Tuy nhiên, khi Quốc hội quyết định chất vấn theo nhóm vấn đề thì những ngƣời bị chất vấn trả lời ngày càng tập trung, đúng trọng tâm hơn vấn đề cần chất vấn. Bên cạnh đó, có nhiều Bộ trƣởng trả lời rất chân thành, thẳng thắn nhận ra những say sót, khuyết điểm, trách nhiệm của mình, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực để khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Ví dụ nhƣ tại kỳ họp thứ tƣ Quốc hội khóa XII, Bộ trƣởng Cao Đức Phát đã mạnh mẽ nhận trách nhiệm về mình và xin bị kỷ luật trƣớc Quốc hội. Đó là hành động mà không phải thành viên nào của Chính phủ cũng mạnh dạn thừa nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những ngƣời nắm chắc vấn đề, trả lời chất vấn rất có trách nhiệm, không né tránh thì vẫn còn một số ngƣời trả lời chất vấn vòng vo, nhiều vấn đề chƣa đƣợc đào sâu, chƣa tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Hoặc có trƣờng hợp khi

GVHD: Nguyễn Nam Phương 51 SVTH: Bùi Văn Khải

nhắc đến trách nhiệm xãy ra tình trạng né tránh, cho đó là do nguyên nhân khách quan, là do cơ chế.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)