Về phía các đại biểu Quốc hội

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 48)

Theo quy định: “Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toàn án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước”.122 Đây là phƣơng thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội do đại biểu Quốc hội tiến hành, thể hiện dân chủ thật sự trong hoạt động của đại biểu Quốc hội. Đồng thời, đảm bảo cho Quốc hội thực hiện đúng chức năng, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua các kỳ họp Quốc hội khóa X, khóa XI, khóa XII và bảy kỳ họp của Quốc hội khóa XIII thì hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội không ngừng đƣợc đổi mới cả về phƣơng pháp và nội dung chất vấn, đƣợc nhân dân đánh giá rất cao, bƣớc đầu có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, trong hoạt động chất vấn của đại biểu vẫn tồn tại một số hạn chế.

3.1.1.1.Thực hiện quyền chất vấn

Trong các kỳ họp Quốc hội, không phải đại biểu Quốc hội nào cũng thực hiện quyền chất vấn của mình mà chỉ có khoảng 10% - 15% số đại biểu thực hiện quyền này. Trong ba kỳ họp gần nhất của Quốc hội khóa XIII thì số lƣợng đại biểu đăng ký chất vấn cụ thể nhƣ sau: Kỳ họp thứ 5 có 156 chất vấn của 68 đại biểu; kỳ họp thứ 6 có 160 chất vấn của 62 đại biểu, kỳ họp thứ bảy có 194 chất vấn của 62 đại biểu. 123 Nhìn chung, số lƣợng chất vấn qua các kỳ họp đều tăng. Tuy nhiên, số lƣợng câu hỏi chất vấn tăng nhƣng số lƣợng đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn thì giảm. Điều này cho thấy các đại biểu chƣa thật sự tích cực thực hiện quyền chất vấn của mình.

Thậm chí còn có nhiều đại biểu Quốc hội cả nhiệm kỳ không sử dụng quyền chất vấn của mình một lần nào. Hơn nữa, khi thực hiện hình thức chất vấn, có nhiều đại biểu Quốc hội còn hạn chế về kỹ năng chất vấn nên còn lúng túng trong phƣơng pháp thực hiện quyền chất vấn nhƣ: Phƣơng pháp tranh luận nhƣ thế nào, đối thoại sử dụng ra sao?

122 Điều 80 Hiến pháp 2013.

123 Quốc hội Việt Nam: Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ 5, 6, 7 của Quốc hội khóa XIII (ghi theo bản ghi âm), http://na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2331/?i=1396#e7GCfPW0aAEF, [truy cập ngày 24 – 9 - 2014].

GVHD: Nguyễn Nam Phương 44 SVTH: Bùi Văn Khải

Ngoài ra, giữa hai kỳ họp của Quốc hội, số lƣợng các đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội để Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội chuyển chất vấn đến những cá nhân và những cơ quan bị chất vấn rất ít, thƣờng có khoảng 20 đến 30 chất vấn. Thực tiễn này đã không đáp ứng đƣợc tính chất thƣờng xuyên, liên tục của hoạt động chất vấn.124

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội chƣa thực hiện đúng các quy định pháp luật về hoạt động chất vấn. Điều này thể hiện ở chỗ: “Trường hợp không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn. Hoặc đối với trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản”.125 Song, trên thực tế các đại biểu không đồng ý với trả lời chất vấn, nhƣng cũng không thực hiện quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận hoặc tiến hành các hoạt động điều tra để xác định trách nhiệm của ngƣời trả lời chất vấn. Thực trạng này cho thấy, mặc dù đã có quy định của pháp luật về hoạt động chất vấn, có tăng lên về số lƣợng câu hỏi chất vấn, nhƣng chất lƣợng vẫn chƣa có nhiều chuyển biến.

Nhƣ vậy, cần phải có giải pháp để đại biểu Quốc hội tích cực thực hiện quyền chất vấn của mình, đáp ứng đƣợc tính liên tục, thƣờng xuyên của Quốc hội

3.1.1.2.Vấn đề đặt câu hỏi chất vấn

Quốc hội khóa nào cũng có đại biểu nắm rất chắc vấn đề, chất vấn rất tốt. Bên cạnh đó, cũng có một số đại biểu do không nắm đƣợc thông tin, không đủ bản lĩnh và kỹ năng chất vấn nên các câu hỏi chất vấn dài dòng, viện dẫn không cần thiết; chất vấn không đúng nhóm vấn đề cần chất vấn; chất vấn chỉ mang tính giải đáp, cung cấp thông tin hoặc chất vấn quá cụ thể về tình hình địa phƣơng mình.

Trƣớc tiên, đó là câu hỏi chất vấn của đại biểu còn dài dòng, viện dẫn không cần thiết, có trƣờng hợp còn lạm dụng diễn đàn để phô diễn hiểu biết của mình. Phô diễn hiểu biết không phải là chất vấn. Chẳng hạn nhƣ câu hỏi chất vấn của đại biểu Lê Quang Hiệp (đại biểu tỉnh Thanh Hóa) tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIII, khi đặt câu hỏi chất vấn đối với Phó Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc thì đại biểu viện dẫn dài dòng nhƣ sau: “Kính thưa Quốc hội, Kính thưa Phó Thủ tướng, tôi xin có 2 câu hỏi. Thứ nhất, trong thời gian vừa qua chúng ta đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ

124 Hùng Kỳ, Trung tâm bồi dƣỡng đại biểu dân cử: Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội,

http://www.ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=515&distid=2816, [truy cập ngày 25 - 9 - 2014].

125 Khoản 4 Điều 11 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003, khoản 3 Điều 42 Nội quy kỳ họp Quốc hội 2002.

GVHD: Nguyễn Nam Phương 45 SVTH: Bùi Văn Khải

nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta đã đạt được những kết quả, chỉ số tiêu dùng CPI 6 tháng đầu năm ước đạt 3%, dự kiến năm 2012 đạt 6-7%. Đây là một thành tích đáng ghi nhận tuy nhiên theo đó nền kinh tế của nước ta có dấu hiệu suy giảm, cụ thể là các doanh nghiệp phá sản, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, sức mua giảm sút, thị trường bán lẻ của chúng ta từ nhóm nước tốt nhất tụt xuống nước đứng thứ 30 thế giới, tăng trưởng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 4,3%. Vậy trong thời gian tới Chính phủ có giải pháp gì đặc biệt là giải pháp kích cầu tiêu dùng để đảm bảo sự tăng trưởng theo nghị quyết của Quốc hội đã thông qua. Thứ hai, về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết trung ương 7, chúng ta đã có chỉ tiêu liên kết 4 nhà, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông...”.126

Nếu đến đây Chủ tọa phiên họp không ngắt lời thì có lẽ đại biểu tiếp tục viện dẫn, giải thích không cần thiết cho câu hỏi chất vấn thứ hai của mình.Ở đây, câu hỏi của đại biểu với nội dung chính là “cần có giải pháp gì để đảm bảo tăng trưởng, có thể dùng kích cầu không”. Thiết nghĩ, đại biểu chỉ đặt câu hỏi nhƣ vậy là đã rõ, Quốc hội, ngƣời trả lời chất vấn và cử tri sẽ hiểu. Tuy nhiên, trƣớc khi đặt câu hỏi đại biểu lại nêu ra những mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội trƣớc đó. Điều đó thật sự không cần thiết. Việc đặt câu hỏi dài dòng, mang tính diễn thuyết nhƣ vậy sẽ làm mất rất nhiều thời gian, khiến cho Chủ tọa phiên họp phải thƣờng xuyên nhắc nhở các đại biểu Quốc hội phải chú ý trong việc đặt câu hỏi và thời gian dành cho mình.

Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi không đúng nhóm vấn đề mới làm cho đa số đại biểu Quốc hội bức xúc. Vì số lƣợng đại biểu đăng ký chất vấn thì khá nhiều mà thời gian dành cho chất vấn ở mỗi kỳ họp Quốc hội thì có hạn, nhƣng thỉnh thoảng lại có đại biểu đặt câu hỏi không đúng nhóm vấn đề làm mất thời gian và chiếm lƣợt chất vấn của các đại biểu khác. Chẳng hạn, khi Quốc hội chất vấn Bộ trƣởng Bộ Nội vụ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII về các vấn đề: thứ nhất, vấn đề tổ chức, biên chế, chất lƣợng công chức, đi theo đó là tuyển công chức theo tinh thần để đảm bảo nâng cao chất lƣợng công chức; thứ hai, vấn đề quản lý công tác nhà nƣớc đối với các tổ chức Hội. Trong số các vị đại biểu Quốc hội chất vấn, đại biểu Hoàng Đức Thắm (đại biểu tỉnh Quảng Trị) đặt câu hỏi nhƣ sau: Kính thưa Quốc hội, Kính thưa Bộ trưởng, Tôi xin chất vấn Bộ trưởng vấn đề liên quan đến việc giải quyết địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng trị và tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 22/11/1995 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 762 về việc xác định đường ranh giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, nhưng đến nay quyết định này vẫn chưa được thực hiện.

126 Quốc hội Việt Nam: Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường (ghi theo bản ghi âm), buổi sáng ngày 15/6/2012,

http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2164/C2171/default.asp?Newid=57351#rbpudVdkXBc4 [truy cập ngày 20 – 9 – 2014].

GVHD: Nguyễn Nam Phương 46 SVTH: Bùi Văn Khải

Trong Báo cáo số 2305 ngày 22/6/2012 của Bộ Nội vụ và một số văn bản trước đó, Bộ Nội vụ khẳng định việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 762 là đúng thẩm quyền, đảm bảo tính lịch sử, thực tiễn và pháp lý. Cho đến nay Quyết định 762 là văn bản có tính pháp lý cao nhất về việc xác định địa giới hành chính giữa hai tỉnh. Tuy khẳng định như vậy nhưng cũng tại Công văn 2305 Bộ Nội vụ lại đề xuất một phương án giải quyết khác về địa giới hành chính giữa hai tỉnh trái với Quyết định 762 của Thủ tướng Chính phủ, vì vậy xin Bộ trưởng cho biết:

Một, vì sao Quyết định 762 của Thủ tướng Chính phủ được Bộ khẳng định là một quyết định ban hành đúng thẩm quyền, đảm bảo tính lịch sử, thực tiễn và pháp lý và cho đến nay quyết định này là văn bản có tính pháp lý cao nhất, nhưng đến nay qua 18 năm rồi vẫn chưa được thực hiện. Trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu trong việc tham mưu, chỉ đạo thực hiện quyết định này?

Hai, căn cứ vào đâu mà Bộ trưởng lại đề xuất một phương án khác xác định địa giới hành chính giữa hai tỉnh khác với nội dung của Quyết định 762?

Kính thưa Quốc hội, việc giải quyết ranh giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã được đặt ra từ năm 1980 khi mà nhân dân hai xã Hồng Thủy và Đông Sơn thuộc huyện A Lưới chuyển về định cư ở xã A Bung huyện Đắk Rông và việc này được ghi trong biên bản ngày 17 tháng 9 năm 1980. Từ đó đến nay chính quyền các cấp và nhân dân Quảng Trị đã nhiều lần đề nghị nhưng chưa được giải quyết. Nhân đây tôi xin đề nghị với Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa để giải quyết dứt điểm về địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế được đặt ra cách đây hơn 30 năm. Tôi xin hết ý kiến.”127

Ta thấy rằng câu hỏi của đại biểu không nằm trong nhóm vấn đề mà Bộ trƣởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn. Hơn nữa, câu hỏi của đại biểu liên quan đến việc cách đây đã ba mƣơi năm có nhiều vấn đề quá phức tạp, vì thế, đại biểu nên chất vấn bằng văn bản sẽ đƣợc Bộ trƣởng giải thích cụ thể hơn so với trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trƣờng.

Ngoài ra, một số đại biểu khi đặt câu hỏi chất vấn chỉ mang tính giải đáp, cung cấp thông tin hoặc những chất vấn cụ thể về địa phƣơng mình. Những chất vấn mang tính giải đáp, cung cấp thông tin sẽ đƣợc giải đáp rất nhanh chóng tại Trung tâm thông tin của Văn phòng Quốc hội, tuy nhiên đại biểu vẫn dùng để đƣa vào chất vấn. Những câu hỏi đại loại nhƣ: Công trình này, con đƣờng kia bao giờ thực hiện xong, tại sao thực hiện chậm, v.v.. chƣa xứng tầm với câu hỏi chất vấn. Những Chất vấn của đại biểu Quốc hội trên nghị trƣờng là chất vấn những vấn đề bức xúc, nổi cộm ảnh hƣởng

127 Quốc hội Việt Nam: Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường (ghi theo bản ghi âm) buổi chiều ngày 20/11/2013,

http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2265/C2270/default.asp?Newid=69309#fwqX64FTicnW [truy cập ngày 21 – 9 – 2014].

GVHD: Nguyễn Nam Phương 47 SVTH: Bùi Văn Khải

đến tình hình phát triển của đất nƣớc cần đƣợc làm rõ mà đại đa số cử tri cả nƣớc quan tâm. Tuy nhiên, một số đại biểu lại nêu câu hỏi thêm để chất vấn cụ thể về những vấn đề quá cụ thể về tình hình địa phƣơng mình. Chẳng hạn nhƣ chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Bé (đại biểu tỉnh Kiên Giang) ở kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII. Sau khi chất vấn Bộ trƣởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhận đƣợc trả lời cụ thể của Bộ trƣởng về vấn đề “Nông dân đi mua giống lúa bên ngoài không rõ chất lượng và ý kiến của Bộ trưởng về lúa vụ 3 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” thì đại biểu lại đặt câu hỏi thêm nhƣ sau: “Xin cảm ơn Bộ trưởng đã trả lời 2 câu hỏi của tôi và có ý tiếp thu. Với nội dung trả lời của Bộ trưởng, tôi xin được hỏi thêm một vấn đề nữa là: Bộ trưởng có nói đến lúa vụ 3 thì đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện tại đang khuyến khích làm lúa vụ 3. Đây là chủ trương lâu dài. Nhưng theo tôi hiểu một số ý kiến của một số nhà khoa học có khuyến nghị đối với lúa vụ 3 đó là có ảnh hưởng đối với đất và cải tạo lại đất, sâu bệnh cho đất. Như vậy chủ trương này có làm cho việc nâng cao chất lượng trong sản xuất nông nghiệp hay không? Xin cảm ơn Bộ trưởng.”Đến đây, ngay lập tức Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở “…Mong rằng các đại biểu quan tâm toàn diện tới lĩnh vực nông nghiệp. Chúng ta còn có rừng, nuôi trồng hải sản, chăn nuôi, v.v.. Rất nhiều vấn đề liên quan tới mặt trận nông nghiệp và nông thôn, chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Mong các vị đại biểu quan tâm tới các lĩnh vực đó trong chủ đề của ta đã định…”.128 Việc đại biểu quan tâm, nói lên tiếng nói của nhân dân và cử tri ở địa phƣơng là một điều đáng ghi nhận, thể hiện đƣợc vai trò của ngƣời đại biểu Quốc hội đƣợc Nhân dân tín nhiệm bầu ra. Tuy nhiên, khi chất vấn trực tiếp tại nghị trƣờng đại biểu nên chất vấn những vấn đề bức xúc, mang nội dung khái quát. Ở đây trong câu chất vấn thêm của đại biểu vẫn nằm trong nhóm vấn đề cần chất vấn, tuy nhiên lại quá cụ thể ở tình hình địa phƣơng mình. Trong lĩnh vực nông nghiệp còn có rất nhiều vấn đề mà Nhân dân và cử tri cả nƣớc quan tâm nhƣ Chủ tịch Quốc hội đã đề cặp trong lời nhắc nhở các đại biểu.

Các câu hỏi chất vấn nhƣ vậy khi chất vấn tại nghị trƣờng sẽ làm mất rất nhiều thời gian của phiên họp chất vấn và làm mất lƣợt chất vấn của các đại biểu khác tại kỳ họp Quốc hội. Bởi vì khi chất vấn tại nghị trƣờng, số lƣợng đại biểu đăng ký chất vấn khá nhiều, nhƣng tại nghị trƣờng không phải đại biểu nào cũng đƣợc chất vấn vì thời gian có hạn. Vậy nên, chất vấn ở đây là chất vấn những vấn đề bức xúc, nỗi cọm, mang nội dung khái quát ảnh hƣớng đến tình hình phát triển của đất nƣớc đƣợc cử tri

128 Quốc hội Việt Nam: Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường (ghi theo bản ghi âm) buổi chiều 19/11/2013,

http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2265/C2270/default.asp?Newid=69275#Iv3LKI4QPU8T, [truy cập ngày 20 – 9 – 2014].

GVHD: Nguyễn Nam Phương 48 SVTH: Bùi Văn Khải

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)