Quyền hạn của đại biểu Quốc hội

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 25)

Quyền hạn quan trọng nhất của đại biểu Quốc hội là tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội tại các kỳ họp của Quốc hội. Ví dụ: Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành luật, nghị quyết của Quốc hội, làm Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp, bỏ phiếu bầu các chức danh nhƣ: Chủ tịch nƣớc và Phó Chủ tịch nƣớc, Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tƣớng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia thảo luận, tranh luận hoặc tham gia về các vấn đề ghi trong chƣơng trình kỳ họp hoặc những vấn đề đƣợc đƣa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, tại các cuộc họp tổ, đoàn hoặc các tổ chức khác của Quốc hội mà các đại biểu là thành viên. Khi phát biểu, đại

68 Điều 46 Luật tổ chức Quốc hội 2001 (sửa đổi, bổ sung 2007).

69 Điều 52 Luật tổ chức Quốc hội 2001 (sửa đổi, bổ sung 2007).

70

Điều 18 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội 2002.

GVHD: Nguyễn Nam Phương 21 SVTH: Bùi Văn Khải

biểu Quốc hội có thể đƣợc ủy nhiệm thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội, thay mặt toàn thể tổ chức của mình hoặc nhân danh cá nhân với tƣ cách là đại biểu của Nhân dân. Ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội đƣợc ghi vào biên bản, tổng hợp và sử dụng.72 Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trƣớc Quốc hội, dự án pháp lệnh ra trƣớc Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội theo trình tự, thủ tục do luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định.73

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nƣớc, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nƣớc. Ngƣời bị chất vấn có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn.74

Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những ngƣời giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kiến nghị của đại biểu Quốc hội đƣợc gửi đến Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội bằng văn bản và nêu rõ lý do bỏ phiếu tín nhiệm.75

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để để kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị phỉa thông báo cho đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị không trả lời thì đại biểu Quốc hội cố quyền kiến nghị với ngƣời đúng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị đó, đồng thời báo cáo Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội xem xét, quyết định.76

Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, đại biểu Quốc hội có quyền liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân để đƣợc cung cấp thông tin về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm; đề nghị xem xét giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, quyền làm chủ của nhân dân hoặc những vấn đề khác liên quan đến đời sống, kinh tế - xã hội của nhân dân địa phƣơng. Ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó trong phạm vi nghiên cứu, quyền

72 Điều 20 Nội quy kỳ họp Quốc hội 2002.

73 Điều 48 Luật tổ chức Quốc hội 2001 (sửa đổi, bổ sung 2007).

74 Điều 80 Hiến pháp 2013.

75

Điều 11 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội 2002.

GVHD: Nguyễn Nam Phương 22 SVTH: Bùi Văn Khải

hạn của mình, có trách nhiệm tiếp và đáp ứng yêu cầu của đại biểu Quốc hội. Trong trƣờng hợp, cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định trong điều này không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu ngƣời đúng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì đại biểu Quốc hội báo cáo Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội xem xét, quyết định.77

Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia bầu cử và có thể đƣợc bầu vào các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức của Quốc hội; các đại biểu Quốc hội đều bình đẳng trong bầu cử.

Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết các dự án luật, các nghị quyết, các dự án, các báo cáo, v.v.. Các đại biểu Quốc hội đƣợc quyền tự do thể hiện quan điểm của mình về một vấn đề đƣợc đƣa ra Quốc hội quyết định bằng cách biểu quyết thông qua vấn đề đó. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc bỏ quyền biểu quyết.

Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia các kỳ họp của Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình đƣợc bầu ra, có quyền phát biểu ý kiến nhƣng không biểu quyết. Chủ tịch Hội đồng nhân các cấp thông báo cho đại biểu Quốc hội ngày họp Hội đồng nhân dân cấp mình, mời đại biểu Quốc hội tới dự và cung cấp tài liệu cần thiết.78 Các đại biểu Quốc hội nhằm mục đích nắm tình hình và tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân địa phƣơng; tham gia ý kiến về các vấn đề quản lý nhà nƣớc và các vấn đề có quan hệ đến đời sống của nhân dân địa phƣơng.

Nhƣ vậy, sao khi tìm hiểu khái quát chung về Quốc hội ta đã thấy đƣợc lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội, tổ chức và hoạt động của Quốc hội, vị trí, tính chất và chức năng của Quốc hội cũng nhƣ nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Về phía đại biểu Quốc hội, đây là một chủ thể với tƣ cách là ngƣời đại diện cho nhân dân cả nƣớc. Với tính chất quan trọng nhƣ vậy, pháp luật đã quy định cho đại biểu Quốc hội những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể để đảm bảo cho hoạt động của đại biểu Quốc hội. Trong đó, có một quyền rất quan trọng là chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Để tìm hiểu rõ về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội, ngƣời viết sẽ tìm cụ thể ở chƣơng 2 - Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội.

77

Điều 16 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội 2002.

GVHD: Nguyễn Nam Phương 23 SVTH: Bùi Văn Khải

CHƢƠNG 2

HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)