Nghị viện ở các nƣớc dù ít hay nhiều đều thực hiện chức năng giám sát, trong đó chủ yếu giám sát hoạt động của hành pháp. Để giám sát đƣợc hiệu quả, không chỉ cần có năng lực, nguồn lực, mà còn cần đến các hình thức giám sát. Hoạt động giám sát của Nghị viện các nƣớc gồm có một số hình thức tiêu biểu nhƣ phiên hỏi - đáp, chất vấn, bỏ phiếu bất tín nhiệm, điều tra, điều trần, luận tội, v.v..83 Nhƣ vậy chất vấn là gì?
Chất vấn (interpellation), theo định nghĩa của từ điển Webster’s 1913 Dictionary là yêu cầu quan chức giải thích hoạt động, hành động của mình; là những câu hỏi buộc phải trả lời; là vấn đề nổi lên trong khi tranh luận. Còn từ điển mạng (WordNet Dictionary) giải thích đó là quy trình trong Nghị viện nhiều nước nhằm yêu cầu Chính phủ giải thích một động thái hoặc chính sách của mình. Đó là yêu cầu bằng văn bản của cả Nghị viện hoặc một nhóm nghị sỹ đối với Chính phủ hoặc Bộ trưởng giải trình về một vấn đề chính trị lớn, hoặc đường lối chính trị chung của Chính phủ. Quy chế của Hạ viện Italya định nghĩa chất vấn như một yêu cầu “dưới hình thức văn bản buộc Chính phủ giải trình về kết quả hoạt động của mình và dự định tiếp theo của Chính phủ”. Nói cách khác, có thể coi chất vấn là yêu cầu của nghị sỹ đối với Thủ
82 Điều 95 Hiến pháp 1980.
83 Lê Anh: Chất vấn – hình thức giám sát phổ biến nhất, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2014,
GVHD: Nguyễn Nam Phương 25 SVTH: Bùi Văn Khải
tướng, hay các thành viên của Chính phủ trước phiên họp toàn thể của Nghị viện để trả lời về việc thực thi chính sách, hay một vấn đề nào đó của quốc gia.84
Ở Việt Nam, chất vấn hiểu theo nguyên nghĩa là “hỏi và đề nghị giải thích rõ về điều gì, việc gì”. 85 Còn chất vấn của đại biểu Quốc hội là yêu cầu của đại biểu với tƣ cách là ngƣời đại diện có thẩm quyền của Nhân dân đối với ngƣời bị chất vấn theo quy định của pháp luật, buộc ngƣời bị chất vấn phải giải thích trƣớc cơ quan quyền lực nhà nƣớc về những khuyết điểm, những tồn tại trong hoạt động, công tác của cơ quan mà cá nhân đó phụ trách, trả lời về trách nhiệm, về nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Pháp luật Việt Nam quy định: “Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và yêu cầu những người này trả lời.86
Nhƣ vậy, so với định nghĩa về chất vấn của Nghị viện ở các nƣớc trên thế giới thì định nghĩa về chất vấn ở Việt Nam rộng hơn về đối tƣợng bị chất vấn. Đối với Nghị viện ở các nƣớc trên thế giới thì đối tƣợng chất vấn là các thành viên của Chính phủ. Còn ở Việt Nam thì đối tƣợng chất vấn bao gồm: Chủ tịch nƣớc, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nƣớc.