NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 63)

CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

3.2.1. Về phía các đại biểu Quốc hội

Hoạt động chất vấn theo luật định, là một hoạt động giám sát, một hình thức mà qua đó đại biểu Quốc hội thực hiện quyền xem xét việc thi hành pháp luật trong thực tiễn, xem xét việc thực thi nhiệm vụ của các cá nhân đƣợc Quốc hội bầu ra và đang giữ các trọng trách trong bộ máy nhà nƣớc nhƣ Chủ tịch nƣớc, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tƣớng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao và Tổng kiểm toán nhà nƣớc. Để khắc phục và đồng thời nâng cao hiệu quả cho hoạt động này, ngƣời viết có một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Thứ nhất, chất vấn thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm và năng lực tổng hợp của các đại biểu Quốc hội; năng lực chất vấn của đại biểu Quốc hội phụ thuộc rất lớn vào các thông tin mà đại biểu thu thập đƣợc. Do đó, đại biểu Quốc hội phải đƣợc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện và kịp thời về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn. Tuy nhiên, cần có những thông tin đã đƣợc xử lý thông qua chính đại biểu Quốc hội, bằng chuyên gia phân tích, tƣ vấn bằng tranh luận, thảo luận tại kỳ họp Quốc hội. Nhƣ vậy, chất vấn của đại biểu Quốc hội sẽ đạt đƣợc chất lƣợng, làm rõ đƣợc trách nhiệm các đối tƣợng bị chất vấn, tạo cơ sở để Quốc hội buộc họ nhận thức ra và sửa chửa khắc phục những yếu kém.145

Thứ hai, về kỹ năng chất vấn của đại biểu Quốc hội. Trƣớc hết là việc lựa chọn vấn đề chất vấn, đại biểu Quốc hội cũng nên lựa chọn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình. Sự thông thạo kiến thức chuyên môn là một lợi thế lớn giúp cho các đại biểu phản ứng nhanh hơn với các diễn biến trong quá trình thực hiện quyền chất vấn. Đối với mỗi đại biểu, trong nhiều vấn đề có thể lựa chọn, thƣờng tập trung chất vấn vào những vấn đề mình cảm thấy bức xúc nhất. Những vấn đề này cũng

145 Nguyễn Đình Quyền: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, Tạp chí Ngiên cứu lập pháp, số 15, 2009, tr. 17 – 27, tr. 21.

GVHD: Nguyễn Nam Phương 59 SVTH: Bùi Văn Khải

thƣờng là mối quan tâm của công chúng, có ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa có tính thời sự, vừa có tính lâu dài, đƣợc ngƣời dân quan tâm. Một câu hỏi hay không nên rƣờm rà, dài dòng mà phải sát với thực tiễn, sát với cuộc sống, đi thẳng vào vấn đề, đi kèm là quy ra trách nhiệm thuộc về ai. Một nội dung chất vấn đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, nghĩa là vấn đề mà đại biểu theo đuổi sẽ nhận đƣợc hậu thuẫn không nhỏ từ công chúng cũng nhƣ từ các đồng nghiệp. Sự hỗ trợ này có ý nghĩa rất lớn để có một cuộc chất vấn thành công. Mặt khác, vấn đề đƣợc chọn phải là những vấn đề có thông tin khá đầy đủ, chính xác. Hạn chế việc chọn và đi sâu vào những vấn đề nóng nhƣng chƣa có thông tin đầy đủ khi các cơ quan chức năng còn đang làm rõ, chƣa có biện pháp xử lý khả thi hoặc những vấn đề quá chi tiết, không mang tính phổ biến.146

Đi cùng với việc chọn vấn đề thì việc chọn ngƣời trả lời chất vấn là công việc cũng rất quan trọng, có tính quyết định sự thành công của cuộc chất vấn. Do vậy, việc lựa chọn vấn đề chất vấn liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn đối tƣợng bị chất vấn. Xác định ngƣời đứng đầu cơ quan nào, phải chịu trách nhiệm ra sao đối với một bức xúc đang tồn tại là một điều khá khó khăn. Ở đây, trƣớc khi đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu phải giải quyết hai câu hỏi: thứ nhất, vấn đề đó có xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay không và thứ hai, vấn đề đó thuộc trách nhiệm của cơ quan nào. Muốn trả lời cho câu hỏi vấn đề đó thuộc trách nhiệm của cơ quan nào thì đại biểu Quốc hội phải nghiên cứu và nắm chắc Luật tổ chức Chính phủ, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, ngành ở trung ƣơng và địa phƣơng.

Ngoài việc lựa chọn vấn đề và đối tƣợng chất vấn, thì trình bày nội dung chất vấn cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nhận đƣợc sự đồng tình của Quốc hội và cử tri. Khi chất vấn các câu hỏi nên ngắn gọn, đủ thông tin, chỉ nên đề cập sâu đến một vấn đề và có sự kết nối với những trình bày trƣớc đó của ngƣời bị chất vấn. Trong trình bày nội dung chất vấn, đại biểu cần thêm một số kỹ năng khác chẳng hạn nhƣ: Việc lựa chọn sử dụng ngôn từ, sử dụng giọng nói một cách hiệu quả có thể làm nội dung trình bày trở nên sinh động hơn. Một điều đáng chú ý khác là nội dung chất vấn đƣợc nêu ra ở phiên họp toàn thể, bởi vậy, khi trình bày nội dung chất vấn, đại biểu cũng nên chú ý các đồng nghiệp đang ngồi trong hội trƣờng bằng các ngôn ngữ, cử chỉ hoặc một sự diễn giải hƣớng đến họ. Chất vấn và trả lời chất vấn suy cho cùng là để tìm ra bản chất của vấn đề và đƣa ra hƣớng xử lý phù hợp; do đó, cần có sự thẳng

146 Thanh Vân, Trung tâm bồi dƣỡng đại biểu dân cử: Kỹ năng chất vấn của đại biểu dân cử,

http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=514&distid=2815, [truy cập ngày 30 – 9 – 2014].

GVHD: Nguyễn Nam Phương 60 SVTH: Bùi Văn Khải

thắn, có tính xây dựng, có lý lẽ và thực tiễn thuyết phục, không cần thiết tạo áp lực hay có thái độ gay gắt, căng thẳng, quá lời. 147

Thứ ba, đối với những vấn đề bức xúc mà cử tri nêu ra, đại biểu Quốc hội phải nghiên cứu trƣớc, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin hoặc tự mình thu thập thông tin, xử lý thông tin về những vấn đề liên quan đến chấp pháp. Chất lƣợng và hiệu quả hoạt động chất vấn phụ thuộc vào chất lƣợng, đúng bản chất sự việc, buộc đối tƣợng chất vấn phải khâm phục, khẩu phục sẽ làm cho cử tri cả nƣớc có điều kiện để đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, thêm tin tƣởng vào Quốc hội.148

Thứ tư, đại biểu Quốc hội cần phải phát huy vai trò của mình, thẳng thắn nêu ra vấn đề mà cử tri quan tâm cho dù vấn đề đó thuộc phạm vị của cấp trên (về mặt Hành chính) và sẳn sàng truy vấn đến cùng để làm sáng tỏ sự việc, quy rõ trách nhiệm. Ngoài ra cần phải tăng cƣờng số lƣợng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, vì thực tế hiện nay cho thấy số lƣợng đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thƣờng ít chất vấn do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân nể nang, ngại va chạm.

3.2.2. Về phía ngƣời trả lời chất vấn

Thứ nhất, ngƣời trả lời chất vấn phải nghiên cứu kỷ yêu cầu chất vấn, chuẩn bị đầy đủ dữ liệu, trả lời chất vấn tập chung, chính xác vấn đề đã nêu. Không báo cáo vòng vo, liệt kê thành tích ngành, né tránh trách nhiệm hoặc thanh minh đổ lỗi cho ngành khác, cho khách quan.149 Muốn đƣợc nhƣ vậy thì đòi hỏi Bộ trƣởng, Trƣởng ngành khi trả lời chất vấn cần thể hiện rõ hơn tinh thần cầu thị. Điều này thể hiện ở việc nghiêm túc tiếp thu các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội, nói rõ đƣợc khuyết điểm trong quá trình quản lý ngành, lĩnh vực và không nên đổ lỗi cho mọi vấn đề là do khách quan. Thực tế cho thấy, nếu Bộ trƣởng, Trƣởng ngành nghiêm túc tiếp thu chất vấn của đại biểu Quốc hội, không né tránh những hạn chế, yếu kém trong quản lý ngành, lĩnh vực, thì sẽ sớm có những hành động cụ thể sau chất vấn. Ngƣợc lại, nếu ngƣời trả lời chất vấn nặng về trình bày thành tích, bao biện cho hạn chế của công tác quản lý thì sẽ chậm có chuyển biến và khó có thể thay đổi sau chất vấn nếu

147 Thanh Vân, Trung tâm bồi dƣỡng đại biểu dân cử: Kỹ năng chất vấn của đại biểu dân cử,

http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=514&distid=2815 [tru cập ngày 30 – 9 – 2014].

148 Nguyễn Đình Quyền: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 15, 2009, tr. 17 – 27, tr. 21.

149 Nguyễn Đình Quyền: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, Tạp chí

GVHD: Nguyễn Nam Phương 61 SVTH: Bùi Văn Khải

nhƣ Bộ trƣởng, Trƣởng ngành chỉ thấy chất vấn là việc của các đại biểu Quốc hội, còn tình hình thì khó khăn, phức tạp lắm, mình làm đƣợc đến đâu thì làm.150

Thứ hai, sau trả lời chất vấn phải đề ra và thực hiện cho đƣợc biện pháp khắc phục các hạn chế, khuyết điểm. Muốn nhƣ vậy, sau khi nghe trả lời chất vấn, Quốc hội cần ra nghị quyết làm rõ trách nhiệm của ngƣời bị chất vấn và nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nƣớc trong việc khắc phục những yếu kém, hạn chế mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn. Đây là cơ sở pháp lý để biến chất vấn của đại biểu Quốc hội thành giám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp và có giá trị pháp lý buộc ngƣời bị chất vấn phải thực hiện, đồng thời để tiếp tục đánh giá tại các kỳ họp tiếp theo. Nếu trong khoảng thời gian phù hợp (qua từ 2 đến 3 kỳ họp), mà cá nhân, cơ quan không đề ra đƣợc những biện pháp khắc phục hữu hiệu thì cần xem xét và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những ngƣời này. Đƣơng nhiên, khi thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng cần đánh giá những khó khăn khách quan và những khuyết điểm chủ quan của cá nhân, cơ quan có trách nhiệm.

Thứ ba, lấy phiếu tín nhiệm đối với những ngƣời giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Lần đầu tiên, Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIII.151 Theo quy định của của Nghị quyết số 35/2012/QH13, Quốc hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hằng năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, đến kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIII thì nghị quyết có sửa đổi là mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần, nhƣng nhiều đại biểu Quốc hội không hài lòng và nghị quyết sửa đổi không đƣợc thông qua. Đến kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa XIII vừa qua, Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trong đó, ngƣời đạt tín nhiệm cao nhiều nhất là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó chủ tịch Quốc hội với 390 phiếu và tín nhiệm thấp nhiều nhất là Bộ trƣởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với 192 phiếu.152 Theo quan điểm của ngƣời viết, việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm nhƣ theo quy định tại Nghị quyết số 35/2012/QH13 là hợp lý, góp phần nâng cao chất lƣợng giám sát tối cao của Quốc hội, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội. Bởi vì, khi trả lời chất vấn ngƣời trả lời chất vấn có thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm? có nêu ra đƣợc nguyên nhân và giải pháp khắc phục? có

150 Phƣơng Thúy: Bộ trưởng, trưởng ngành cần trực diện, thẳng thắn và xác định rõ trách nhiệm hơn khi trả lời chất vấn, báo điện tử đại biểu nhân dân, 2013,http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=298696

[truy cập ngày 15 -10 – 2014]

151 Nhóm phóng viên: Công bố kết quả tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt, Báo điện tử Vnexpress, 2013, http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-bo-ket-qua-tin-nhiem-47-chuc-danh-chu-chot-2820304.html, [truy cập ngày 5 – 9 – 2014].

152

Nhóm phóng viên: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Báo điện tử Vnxpress, 2014,

GVHD: Nguyễn Nam Phương 62 SVTH: Bùi Văn Khải

thực hiện đƣợc những lời hứa và giải pháp đó không? Là một trong những cơ sở để đại biểu Quốc hội tín nhiệm thấp, tín nhiệm, tín nhiệm cao trong việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm.153 Nhƣ vậy, muốn đƣợc tín nhiệm cao thì ngƣời trả lời chất vấn phải thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm, đề ra và thực hiện đƣợc những biện pháp khắc phục những hạn chế và khuyết điểm của cơ quan và cá nhân thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Thứ tư, tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả hoạt động chƣơng trình “Dân hỏi Bộ trƣởng trả lời” đƣợc phát sóng vào tối chủ nhật hằng tuần trên cổng thông tin điện tử Chính phủ và Chƣơng trình Thời sự của Đài truyền hình Việt Nam. Chƣơng trình “Dân hỏi Bộ trƣởng trả lời” bắt đầu từ tháng tƣ năm 2012 đến nay đã hơn hai năm phát sóng, chƣơng trình góp phần trong việc định hƣớng dƣ luận, đƣợc ngƣời dân quan tâm khi tập trung vào các vấn đề “nóng” mà cử tri và Nhân dân quan tâm. Điều này góp phần giải quyết không ít những thắc mắc của Nhân dân về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ trƣởng, đồng thời góp phần giảm nhẹ số lƣợng câu hỏi chất vấn của đại biểu trong kỳ họp Quốc hội và phiên họp Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều Bộ trƣởng trả lời tốt, chất lƣợng, đúng vấn đề ngƣời dân quan tâm vẫn còn những Bộ trƣởng trả lời chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của Nhân dân. Chia sẽ với Infonet, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam ông Trần Bình Minh Nói: “Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã nhận thức được vấn đề này và cũng đã nỗ lực nâng cao chất lượng chương trình thông qua nghiệp vụ đặt câu hỏi phỏng vấn của phóng viên, qua đó giúp các Bộ trưởng thể hiện một cách tốt nhất, dễ hiểu nhất vấn đề được đề cập”.154

Nhƣ vậy, nếu chƣơng trình “Dân hỏi Bộ trƣởng trả lời” đƣợc nâng cao chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của Nhân dân sẽ góp phần giảm nhẹ số lƣợng câu hỏi chất vấn của đại biểu trong kỳ họp Quốc hội cũng nhƣ phiên họp của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội.

3.2.3. Về Chủ tọa phiên họp chất vấn

Thứ nhất, Chủ toạ kỳ họp phải thể hiện là ngƣời dẫn chƣơng trình linh hoạt, trung tâm trong quá trình chất vấn. Khi không khí kỳ họp trầm lắng, Chủ tọa tìm cách gợi mở để các đại biểu tham gia chất vấn trực tiếp tại hội trƣờng, làm cho không khí phiên họp sôi động. Đồng thời, Chủ tọa cũng phải biết cách dừng đúng lúc khi các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn dài dòng, đặt câu hỏi chất vấn không đúng nhóm vấn đề cần chất vấn, chất vấn cụ thể về tình hình đại phƣơng của mình làm mất thời gian trong phiên họp chất vấn

153 Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị quyết số: 35/2012/QH13, có các mức độ lấy phiếu tín nhiệm: Tín nhiệm cao, tính nhiệm, tính nhiệm thấp.

154 Thành Nam: Dân hỏi Bộ trưởng trả lời bị chê, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam lên tiếng, Báo điện tử Infonet, 2014, http://infonet.vn/dan-hoi-bo-truong-tra-loi-bi-che-tong-giam-doc-vtv-len-tieng-

GVHD: Nguyễn Nam Phương 63 SVTH: Bùi Văn Khải

Thứ hai, Chủ tọa kỳ họp Quốc hội và phiên họp của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội phải hƣớng cho ngƣời bị chất vấn thấy đƣợc trách nhiệm của bộ, ngành mình trƣớc

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)