Tài sản cầm cố không thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 58)

5. Bố cục nghiên cứu

3.2.4.Tài sản cầm cố không thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố

Đối với trường hợp tài sản cầm cố không thuộc quyền sở hữu của chính chủ của bên cầm cố. Chủ yếu xảy ra phổ biến ở các cửa hàng cầm đồ. Tại cửa hàng cầm đồ, thường bị một số phần tử xấu lợi dụng để tiêu thụ tài sản bất chính bởi nhiều lý do như trộm, cướp, lừa gạt.

“Nguyên đơn: Anh Nguyễn Ngọc Vinh, trú tại thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Bị đơn: Anh Lê Minh Hiếu, chủ cửa hàng cầm đồ, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

50 Đỗ Thông, Chuyện về nhưng nông dân cầm cố đất ở ĐBSCL (Kỳ 2),

Ngày 13/7/2010, anh Hiếu nhận cầm cố chiếc điện thoại I-phone 3G 8GB Black do anh Dũng với số tiền là 8 triệu trong thời hạn 10 ngày với lãi suất là 25 ngàn/ngày. Anh Hiếu không nghi ngờ gì về chiếc điện thoại, trong hợp đồng ghi rõ nếu anh Dũng không chuộc lại điện thoại đúng thời hạn thì anh Hiếu được quyền bán đện thoại cho người khác để thu hồi nợ. Sau đó đến hạn anh Dũng không trở lại chuộc điện thoại, người nhà cho biết anh Dũng vào Nam lập nghiệp.

Ngày 25/7/2010 anh Vinh qua chơi nhà anh Hiếu và phát hiện ra chiếc điện thoại của mình bị mất vào tháng trước và có đầy đủ giấy tờ chứng minh. Theo đó anh Vinh yêu cầu anh Hiếu trả lại điện thoại nhưng anh Hiếu không đồng ý.

Ngày 30/7/2010 anh Vinh đề đơn kiện lên Tòa án huyện Trấn Yên yêu cầu anh Hiếu trả lại điện thoại.”51

Ở trường hợp bên nhận cầm cố nhận tài sản cầm cố không thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, về nguyên tắc pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản, nhưng nếu như bên nhận cầm cố ngay tình, thì cần được bảo vệ một cách hợp lý, hài hòa trong mối quan hệ với quyền của chủ sở hữu tài sản. Để bảo vệ lợi ích của bên nhận cầm cố hạn chế tình trạng trên thì nêncó quy định xử phạt đối với những trường hợp quy phạm về cầm cố không đúng theo pháp luật, để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia giao dịch cầm cố.

3.2.5. Bán đấu giá tài sản cầm cố

Quy định của pháp luật cho phép bên nhận cầm cố có thể bán tài sản cầm cố thông qua bán đấu giá khi các bên thỏa thuận với nhau, hoặc nếu các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá, tuy nhiên để có thể bán được tài sản này phải trải qua rất nhiều giai đoạn và thủ tục phức tạp. Trong khi đó bên nhận cầm cố lại không có chức năng bán đấu giá và hầu như cũng không chuyển sang tổ chức bán đấu giá tài sản được nếu không được chấp nhận. Thực tiễn cho thấy, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm rất cần sự hỗ trợ từ chính các quy định và sự hoạt động chuyên nghiệp của các tổ chức đấu giá và tổ chức thẩm định giá bán tài sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta hiện nay, hoạt động định giá chưa mang tính phổ biến và chuyên nghiệp nên việc xác định giá bán tài sản bảo đảm gặp khó khăn, thậm chí phát sinh nhiều trang chấp, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý tài sản bảo đảm.

51 Theo thư viện luận văn: Tiểu luận tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố, http://doc.edu.vn/tai- lieu/tieu -luan-tim-hieu-3-vu-viec-tranh-chap-ve-tai-san-cam-co-38288/, [truy cập ngày 3/9/2014].

Trường hợp bán đấu giá tài sản thi hành án không thành

Trong trường hợp tài sản cầm cố được bán đấu giá thông qua phán quyết của Tòa án nhưng tài sản bảo đảm lại bán đấu giá không thành. Theo quy định tại điều 104 Luật thi hành án Dân sự năm 2008 “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định. Trường hợp giá đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án”. Có thể thấy nếu việc bán đấu giá không thành thì bên nhận cầm cố rất khó khăn trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ, và nếu việc bán đấu giá thành công nhưng phải qua nhiều lần bán đấu giá thì khả năng thu hồi đủ số nợ của bên nhận cầm cố sẽ bị ảnh hưởng, bởi lẽ nếu tài sản bị giảm giá thấp đi đến mức độ nào đó thì giá trị của tài sản sau khi xử lý sẽ không đủ để thanh toán cho phần nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố. Đồng thời bên cầm cố cũng phải chịu tổn thất vì giá trị của tài sản bảo đảm sẽ bị giảm đi không đủ để thanh toán cho bên nhận cầm cố, mặc dù có thể giá trị của tài sản trên thực tế đủ thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm hoặc có thể còn dư ra một khoản tiền. Ngoài ra,có thể thấy việc thực hiện theo quy định tại Điều 104 Luật thi hành án dân sự năm 2008 về việc xử lý tài sản bán đấu giá không thành không hạn chế số lần định giá lại tài sản, điều này làm cho việc thi hành án trở nên kéo dài, làm chậm tiến độ, kết quả của công tác thi hành án dân sự.

Trong trường hợp bên nhận cầm cố nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố khi tài sản cầm cố bán đấu giá không thành. Nhưng trên thực tế bên nhận cầm cố không thể thực hiện được quyền này bởi vì trong Luật thi hành án Dân sự năm 2008 quy định “Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng”52. Như vậy, nếu tài sản bảo đảm được bán đấu giá không thành và trường hợp những người được thi hành án khác không đồng ý việc dùng tài sản để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố thì việc thu hồi nợ của bên nhận cầm cố sẽ rơi vào bế tắc.

Và trong trường hợp, các bên thỏa thuận áp dụng xử lý tài sản bảo đảm bằng phương pháp bán đấu giá thì việc giao lại tài sản bán đấu giá cho bên bảo đảm khi bán đấu giá không thành là điều không lý. Bởi lẽ mục đích của việc xử lý tài sản bảo đảm

là giúp bên nhận bảo đảm thu hồi nợ, và thế mạnh của bên nhận cầm cố là việc nắm giữ tài sản vậy mà khi bán đấu giá không thành và bên cầm cố không cho bên nhận cầm cố nhận chính tài sản bảo đảm hoặc bên nhận cầm cố không chịu nhận tài sản cầm cố thì tài sản cầm cố lại được giao cho bên cầm cố giữ. Mặt khác, nếu tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn so với nghĩa vụ được bảo đảm, về nguyên tắc, bên được thi hành án sẽ phải trả lại số tiền chênh lệnh so với nghĩa vụ cho bên phải thi hành án, trong trường hợp này, nếu bên được thi hành án không có khả năng thanh toán phần chênh lệnh cho bên phải thi hành án thì sẽ phải giải quyết như thế nào.

Vì thế để góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận bảo đảm và hạn chế số vụ án tồn đọng lại ở các Cơ quan thi hành án và khoản tiền mà người được thi hành án phải được nhận. Theo quan điểm của người viết khi việc bán đấu giá tài sản bảo đảm không thành công thì pháp luật nên quy định số lần giảm giá cụ thể để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên cả bên nhận cầm cố và bên cầm cố trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm: Trong thời hạn 10 ngày kể từ này bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định. Sau ba lần giảm giá mà vẫn bán đấu giá không thành thì tài sản bán đấu giá được xử lý như sau:

Trong trường hợp nếu việc bán đấu giá không thành mà bên nhận cầm cố muốn nhận tài sản bảo đảm để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố, lúc này Chấp hành viên thông báo cho bên bảo đảm biết. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc bên được thi hành án đồng ý nhận tài sản bảo đảm, nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên sẽ giao tài sản bảo đảm cho người được thi hành án. Khi bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cầm cố thì giá trị tài sản nên dựa vào giá trị lần cuối cùng giảm giá tài sản bảo đảm, nếu giá trị của tài sản này lớn hơn phần nghĩa vụ được bảo đảm và sau khi đã trừ đi các chi phí khác có liên quan thì bên cầm cố sẽ thanh toán phần giá trị tài sản còn lại. Như vậy sẽ đảm bảo được lợi ích hợp pháp cho bên cầm cố và bên nhận cầm cố khi bán đấu giá tài sản bảo đảm không thành.

Còn đối với trường hợp bên được thi hành án không chịu nhận tài sản bảo đảm để bù trừ vào nghĩa vụ khi việc bán đấu giá tài sản không thành. Và bên phải thi hành án cũng không chịu trả số tiền thi hành án, thì Chấp hành viên sẽ giảm giá tài sản nếu sau 3 lần giảm giá trước đó mà giá trị tài sản cao hơn giá trị nghĩa vụ phải thi hành

án để tiếp tục bán đấu giá, nếu tài sản đã giảm giá thấp hơn chi phí cưỡng chế mà vẫn không ai mua thì tài sản được thi hành án được trả lại cho người có quyền giữ tài sản trước lúc bán đấu giá.

Bán đấu giá tài sản hình thành trong tương lai

Một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên tài sản ở đây là tài sản hình thành trong tương lai, một loại tài sản được pháp luật cho phép dùng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, như chưa được phổ biến lắm vào thời điểm hiện tại và các quy định về loại tài sản này cũng chưa đầy đủ. Thực tiễn cho thấy, từ hoạt động định giá để xử lý tài sản hình thành trong tương lai đã rất cần đến sự hỗ trợ từ chính các quy định và hoạt động chuyên nghiệp của tổ chức định giá bán tài sản. Tuy nhiên trong bối cảnh nước ta hiện nay hoạt động định giá chưa mang tính phổ biến và chuyên nghiệp nên việc xác định giá bán tài sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí phát sinh nhiều tranh chấp, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý tài sản bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 456 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: “Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý muốn của chủ sở hữu hoặc pháp luật có quy định”. Tài sản được bán đấu giá là một loại tài sản thông thường trong giao dịch dân sự, nó chỉ bị hạn chế khi bị cấm giao dịch hoặc phải tuân theo những quy chế đặc biệt. Ở đây tài sản hình thành trong tương lai cũng là một loại tài sản thông thường nên có thể được bán đấu giá. Tài sản hình trong tương lai là tài sản được hình thành từ vốn vay; tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật; tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm. Với đặc thù như vậy, thì cần phải có một quy chế pháp lý riêng trong đấu giá để bảo đảm cho tài sản hình thành trong tương lai trở thành đối tượng đấu giá đúng nghĩa, hạn chế rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Về nguyên tắc, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tài sản hình thành trong tương lai có thể là đối tượng của giao dịch bảo đảm. Pháp luật về bán đấu giá cũng không cấm đưa tài sản hình thành trong tương lair a bán đấu giá. Nhưng pháp luật hiện hành thì các quy định về bán đấu giá chỉ phù hợp với bán đấu giá tài sản hiện có, còn đối với tài sản hình thành trong tương lai thì không đề cập đến. Do quy định không được cụ thể, Loại tài sản này rất khó để trở thành đối tượng đấu giá khi có quá nhiều rủi ro pháp lý, cũng như những bất cập trong việc xác định tài sản bán, người bán tài

sản, hợp đồng bán đấu giá,…Quyền lợi của bên mua được tài sản bán đấu giá và trách nhiệm của bên bán tài sản chưa có quy định cụ thể trong trường hợp bán đấu giá tài sản chưa được hình thành hoặc được hình thành rồi mà đang đăng ký quyền sở hữu.

Vì vậy để thẩm định giá và bán đấu giá tài sản hình thành trong tương lai được thực hiện một cách dễ dàng như các tài sản thông thường khác và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, ngoài những quy định chung được nêu trong Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cần có những quy định riêng, cụ thể về tài sản hình thành trong tương lai, và việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai. Đồng thời, Luật bán đấu giá nên bổ sung thêm các nguyên tắc đấu giá mà đối tượng bán đấu giá ở đây là tài sản hình thành trong tương lai như tài sản hình thành trong tương lai phải thỏa điều kiện nào để được tham gia bán đấu giá.

Ngoài những quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản làm cho việc bán đấu giá gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lợi ích của bên bảo đảm, thì còn do sự cố ý làm sai các quy định của pháp luật về vấn đề bán đấu giá.

“Bà Phạm Thị Hồng (chủ doanh nghiệp tư nhân Hồng Hưng, địa chỉ 357, Phan Đình Phùng, phường 2, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) nhiều lần gửi đơn cầu cứu đến Báo CATPHCM và các cơ quan chức năng phản ánh về việc: cơ quan thi hành án dân sự Đà Lạt, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Lâm Đồng trong quá trình định giá, kê biên, bán đấu giá tài sản của bà Hồng đã cố tình làm trái các quy định của pháp luật gây thiệt hại lớn cho bà Hồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ thể, theo bà Hồng toàn bộ khối tài sản trên đất và diện tích đất là 4.000m2 chỉ được định giá và bán đấu giá với 37 tỷ đồng, trong khi giá trị trên thực tế cả trăm tỷ đồng và người đấu giá trúng khối tài sản đó là người thân thích với một số người lãnh đạo trong các cơ quan bảo vệ pháp luật tại địa phương.

Sở dĩ khối tài sản của bà Hồng bị đem bán đấu giá là do trước đó bà Hồng cầm cố khối tài sản trên cho chị L.T.T và vay bà Nguyễn Thị M một số tiền lớn. Bà Hồng trở thành bị đơn trong vụ kiện đòi nợ, Bị Tòa án tuyên bố phải trả lại tiền cho chị L.T.T và bà Nguyễn Thị M và khoản nợ của các người khác, thông báo cho bà Hồng,

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 58)