Bên nhậncầm cố nhận chính tài sản cầm cố

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 36)

5. Bố cục nghiên cứu

2.2.2.Bên nhậncầm cố nhận chính tài sản cầm cố

Cũng là một trong những phương thức được sử dụng phổ biến khi việc xử lý tài sản bảo đảm của các giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và cầm cố tài sản nói riêng. Các bên trong giao dịch cầm cố có thể thỏa thuận trong trường hợp xử lý tài sản cầm cố, lúc này bên nhận cầm cố sẽ nhận chính tài sản cầm cố thay

19 Điểm a, khoản 1, Điều 10, Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

20

Điểm b, khoản 1, Điều 10, Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

21 Điểm 2, khoản 17 Điều 1, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửu đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

thế cho nghĩa vụ được bảo đảm mà bên cầm cố phải thực hiện đối với bên nhận cầm cố. Đây chính là cam kết chuyển nhượng chính thức tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố của bên cầm cố. Trong trường hợp này các bên thỏa thuận về việc nhận tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố thì việc thực hiện nhận chính tài sản cầm cố được thực hiện như sau 22

:

Thứ nhất, các bên thỏa thuận thỏa thuận với nhau về giá bán tài sản cầm cố nếu không thỏa thuận được thì thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để xác định giá trị tài sản cầm cố. Cơ quan, tổ chức thẩm định giá bán có thể do bên cầm cố chỉ định nếu trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ khi các bên không thỏa thuận được giá tài sản, sau mười lăm (15) ngày mà bên cầm cố không chỉ định được cơ quan, tổ chức thẩm định giá bán thì lúc ngày bên nhận cầm cố sẽ được quyền quyết định cơ quan, tổ chức thẩm định giá bán tài sản cầm cố 23.

Thứ hai, nếu tài sản cầm cố theo quy định pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì sau khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận cầm cố có trách nhiệm nộp hồ sơ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản thỏa thuận khác về việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm được dùng để thay thế cho hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm 24

.

Thứ ba, đối với tài sản bảo đảm không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật, sau khi xử lý tài sản bảo đảm xong, bên nhận cầm cố có quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định tại khoản 1 Điều 439, Bộ luật Dân sự năm 2005. Hợp đồng bảo đảm hợp pháp và biên bản xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ chứng minh việc xác lập quyền sở hữu tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố 25

. Các bên thỏa thuận việc bên nhận cầm cố sẽ nhận tài sản cầm cố thay cho việc bên cầm cố thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm là một lựa chọn rất có lợi cho bên nhận cầm cố bởi vì tại thời điểm ký điều khoản này thì việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố đã được quyết định cho dù việc chuyển quyền sở hữu này phụ thuộc vào việc bên cầm cố có vi phạm hay không vi phạm nghĩa

22

Khoản 18, Đ iều 1, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửu đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

23Khoản 1, Điều 11, Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

24

Khoản 2, Điều 11, Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

25 Khoản 3, Điều 11, Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

vụ được bảo đảm. Nếu bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận cầm cố sẽ có thể thu lại nợ một cách nhanh chóng vì bên nhận cầm cố sẽ có quyền sở hữu với tài sản bảo đảm ngay.

Phương thức khác do các bên thỏa thuận

Theo quy định của pháp luật ngoài các phương thức xử lý tài sản cầm cố do pháp luật đề ra mà các bên có thể lựa chọn áp dụng để xử lý tài sản cầm cố. Pháp luật còn cho phép các bên trong giao dịch bảo đảm còn có thể thỏa thuận những phương thức thỏa thuận khác, khác với các phương thức do pháp luật quy định phù hợp với điều kiện của các bên nhưng sự thỏa thuận đó không phạm vào các điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức của xã hội.

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 36)