Bên nhậncầm cố bán tài sản cầm cố

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 35)

5. Bố cục nghiên cứu

2.2.1. Bên nhậncầm cố bán tài sản cầm cố

Bán tài sản cầm cố là một trong những cách thức mà các bên trong giao dịch cầm cố thỏa thuận, là việc mà bên nhận cầm cố tiến hành bán tài sản cầm cố của bên cầm cố khi bên này đã rơi vào các trường hợp tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý. Đây có thể được xem là phương thức xử lý tài sản cầm cố được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Bởi vì theo quy định thì tài sản cầm cố do bên nhận cầm cố giữ cho nên khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, thì việc bên nhận cầm cố bán tài sản bảo đảm sẽ dễ dàng hơn không mất nhiều thời gian và chi phí. Việc bán tài sản cầm cố giúp cho bên nhận cầm cố thu hồi lại tài sản nợ nhanh hơn khi bên cầm cố đã không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn phải thực hiện, hoặc do bên cầm cố thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng đối với bên nhận cầm cố. Khi các bên đã thỏa thuận về việc bán tài sản không qua phương thức bán đấu giá tài sản thì việc bán tài sản bảo đảm được thực hiện theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các quy định của pháp luật về việc bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá .

Trong trường hợp bên cầm cố và bên nhận cầm cố có thỏa thuận về việc bán tài sản cầm cố không qua bán đấu giá và không có thỏa thuận khác về việc xác định giá bán tài sản thì việc định giá bán tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

Khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố thì các bên thỏa thuận với nhau về giá bán tài sản cầm cố bằng văn bản. Nếu các bên tham gia giao dịch không thỏa thuận với

nhau được giá bán tài sản bảo đảm, trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể ngày không thỏa thuận được giá bán tài sản thì bên cầm cố được quyền chỉ định cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá bán tài sản. Sau thời hạn mười lăm (15) ngày, nếu bên cầm cố vẫn không chỉ định cơ quan tổ chức có chức năng thẩm định giá thì lúc này bên nhận cầm cố sẽ được quyền chỉ định cơ quan tổ chức thẩm định giá bán tài sản. Khi đó đối với các chi phí thuê cơ, quan tổ chức thẩm định giá bán sẽ được tính vào chi phí xử lý tài sản bảo đảm19 .

Nhưng không phải lúc cũng có thể bán được tài sản cầm cố, trong trường hợp tài sản cầm cố không được bán theo định giá của cơ quan, tổ chức thẩm định giá thì bên nhận cầm cố được quyền hạ giá bán tài sản trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày không bán được tài sản. Bên nhận cầm cố phải thông báo cho bên cầm cố biết việc hạ giá bán tài sản. Việc hạ giá bán tài sản được thực hiện liên tục ba (03) lần nhưng mỗi lần hạ giá bán tài sản thì không được vượt quá mười phần trăm (10%) giá đã định và mỗi lần hạ giá bán phải cách nhau ít nhất là ba mươi (30) ngày đối với tài sản cầm cố là bất động sản và là mười lăm (15) ngày khi tài sản bảo đảm là động sản. Tuy nhiên vẫn không bán được tài sản cầm cố sau ba (03) lần liên tục hạ giá bán thì bên nhận cầm cố nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm theo quy định của pháp luật về việc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Lúc này giá trị của tài sản cầm cố sẽ là mức giá của lần hạ giá cuối cùng, trừ trường hợp các bên trong giao dịch có thỏa thuận khác 20

.

Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm có trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản bảo đảm 21

.

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)