Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản cầm cố sau kh

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 46)

5. Bố cục nghiên cứu

2.4. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản cầm cố sau kh

xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm 39.

Thứ hai, tiến hành thanh toán số tiền thu được từ việc xử lý tài sản cầm cố theo thứ tự ưu tiên. Khi tài sản cầm cố bị xử lý thì bên nhận cầm cố là đối tượng được ưu tiên thanh toán nợ. Trong trường hợp tài sản bảo đảm dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ thì việc thanh toán các nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố đối với các bên cùng nhận bảo đảm được xác định theo quy định của pháp luật.

2.4. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản cầm cố sau khi xử lý xử lý

Khi bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm thì việc bán tài sản bảo đảm cho người thứ ba hoặc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm là một trong những cách thức mà bên nhận bảo đảm thường hay sử dụng nhằm mục đích thu hồi nợ một cách nhanh chóng.

Theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, tại Điều 70 Nghị định 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm có quy định về việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm “ Người mua tài sản bảo đảm, người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình có quyền sở hữu tài sản đó. Thời điểm chuyển quyền sở hữu được xác định theo quy định tại Điều 439 Bộ luật Dân sự”. Theo đó thời điểm chuyển giao quyền sở hữu được xác định theo quy định của pháp luật dân sự là “thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản mua bán sẽ được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”40. Trong trường hợp tài sản bảo đảm chưa được chuyển giao cho bên nhận tài sản mà có phát sinh hoa lợi, lợi tức thì các hoa lợi, lợi tức đó thuộc về bên bảo đảm.

Đối với tài sản cầm cố mà có đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm chuyển quyền sở hữu pháp luật có quy định “ đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển giao cho bên mua từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đó với tài sản đó”41, thì người nhận chuyển

39 Điểm b, khoàn 2, điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dich bảo đảm.

40 Khoàn 1, Điều 439, BLDS năm 2005.

quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đối với tài sản. Thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, quyền sở dụng đối với tài sản cầm cố được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ khác 42

.

Còn đối với tài sản cầm cố không thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật thì bên mua, bên nhận chính tài sản cầm cố được quyền sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 1, Điều 439, Bộ luật Dân sự năm 2005. Lúc này hợp đồng cầm cố và biên bản xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ chứng minh việc xác lập quyền sở hữu tài sản của bên mua, bên nhận bảo đảm 43

. Khi tài sản bảo đảm được bán cho bên thứ ba, thì bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm và chủ sở hữu tài sản đó có trách nhiệm cùng nhau phối hợp với cơ quan có chức năng thực hiện chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua tài sản sau khi có kết quả bán tài sản 44. Nếu việc bán tài sản được thực hiện thông qua hình thức bán đấu giá thì văn bản bán đấu giá được dùng làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đấu giá mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu và người bán hàng và người tổ chức bán đấu giá có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua tài sản. Chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Còn đối với trường hợp, bên nhận cầm cố nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ của bên cầm cố thì phải xuất trình văn bản chứng minh quyền được xử lý tài sản bảo đảm và kết quả xử lý tài sãn bảo đảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.45

42

Khoản 2, Điều 70, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dich bảo đảm.

43 Điều 12, Thông tư liên tịch 16-TTLT-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

44

Điểm 2, khoản 17, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửu đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

45 Khoản 18, Điều 1, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửu đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)