Quyền và nghĩa vụ của bên nhậncầm cố

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 42)

5. Bố cục nghiên cứu

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhậncầm cố

Quyền của bên nhận cầm cố

Thứ nhất, bên nhận cầm cố được quyền nhận được các thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm từ người tiến hành xử lý tài sản bảo đảm khi tài sản được được xử lý mà người tiến hành việc xử lý không phải do bên nhận cầm cố thực hiện. Việc nhận thông báo này giúp cho bên nhận cầm cố nắm rõ về tình hình tài sản và còn bảo vệ lợi ích của mình khi tài sản bảo đảm được xử lý.

Thứ hai, bên nhận cầm cố sẽ được quyền khai thác, sử dụng tài sản hoặc cho phép bên ủy quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm. Bên nhận cầm cố sẽ được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản từ hoa lợi, lợi tức của việc khai thác tài sản trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm.

Thứ ba, bên nhận cầm cố sẽ được bên cầm cố thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm đối với mình sau khi tài sản cầm cố được xử lý, hoặc bên nhận cầm cố sẽ được quyền nhận chính tài sản cầm cố thay cho nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc xử lý tài sản bằng cách bên cầm cố sẽ nhận chính tài sản cầm cố. Nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản không đủ để thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận cầm cố sẽ được quyền yêu cấu bên cầm cố trả tiếp phần còn thiếu.

Thứ tư, cũng giống như bên cầm cố khi tài sản bảo đảm được xử lý, bên nhận cầm cố cũng được quyền cùng bên cầm cố thỏa thuận về giá trị của tài sản bảo đảm, hoặc cùng với bên cầm cố thỏa thuận để chọn ra một tổ chức chuyên nghiệp có chức

năng thẩm định giá trị của tài sản để làm cơ sở cho việc xác định giá của tài sản cầm cố.

Thứ năm, trong trường hợp bên cầm cố dùng nhiều tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố. Khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố được quyền lựa chọn tài sản cụ thể để xử lý. Và đối với trường hợp tài sản cầm cố là vận đơn thì khi xử lý tài sản bảo đảm bên cầm cố quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó. Trong trường hợp người giữ hàng hóa không chuyển giao hàng hóa theo vận đơn cho bên nhận bảo đảm mà gây thiệt hại thì bên nhận bảo đảm sẽ được bồi thường.

Thứ sáu, khi tiến hành xóa đăng ký giao dịch cầm cố bên nhận cầm cố có thể ủy quyền cho bên thứ ba thay mình tiến hành xóa đăng ký giao dịch.

Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Thứ nhất, bên nhận cầm cố có nghĩa vụ khai thác đúng tính năng và công dụng của chính tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm. Việc cho phép hoặc ủy quyền khai thác, phương thức khai thác và việc xử lý hoa lợi, lợi tức thu được phải được lập thành văn bản, và hoa lợi, lợi tức thu được phải được hoạch toán riêng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác 33

.

Thứ hai, khi người xử lý tài sản cầm cố tiến hành xử lý tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố có nghĩa vụ phải giao tài sản cầm cố cho người tiến hành xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp bên nhận cầm cố không phải là người xử lý tài sản cầm cố.

Thứ ba, trong trường hợp tài sản cầm cố gồm nhiều vật thì bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì bên nhận cầm cố phải bồi thường.

Thứ tư, bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố cho bên cầm cố trong trường hợp bên cầm cố đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm cho bên nhận cầm cố trong thời hạn chờ xử lý tài sản cầm cố.

33 Điểm 3, khoản 19, điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửu đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)