5. Bố cục nghiên cứu
3.1.1. Tình hình chung về giao dịch cầm cố
Tài sản bảo đảm được coi như là phao cứu sinh đối với bên nhận bảo đảm, vì ít nhất bên nhận bảo đảm có thể thu hồi được vốn khi bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với mình. Đặc biệt đối với biện pháp bảo đảm bằng cầm cố tài sản thì bên nhận cầm cố càng an tâm hơn về việc thu hồi được nợ của mình khi bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ vì tài sản bảo đảm do họ nắm giữ. Chính vì thế hiện nay biện pháp cầm cố được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Ngày càng có nhiều cửa hàng cầm đồ xuất hiện tại các thành phố lớn và cả ở nông thôn.
Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phổ biến hiện nay và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội lẫn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giúp cho bên cầm cố có được một khoản tiền một cách nhanh chóng dễ dàng hơn, dùng vào mục đích riêng, giúp bên cầm cố giải quyết được khó khăn trước mắt tạo điều kiện để thực hiện công việc mua bán của mình. Đồng thời bên nhận cầm cố cũng sẽ được thanh toán tiền lãi với mức lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận và nếu được bên cầm cố đồng ý thì bên nhận cầm cố còn có thể khai thác công dụng của tài sản cầm cố.
Bên cạnh những lợi ích thì hoạt động cầm cố tài sản cũng có những hạn chế nhất định. Hiện nay có rất nhiều nơi lợi dụng việc kinh doanh cửa hàng cầm đồ để tiêu
thụ những tài sản trái pháp luật như tài sản trộm cắp như điện thoại di động, xe gắn máy, laptop,...Hoạt động cầm đố biến dạng, trá hình gây bất ổn trong lĩnh vực an ninh trật tự. Nhiều thanh nhiên, học sinh, sinh viên đưa giấy chứng minh nhân dân, có một số bọn xấu đã lợi dụng điểm này của khách hàng để trục lợi. Cũng có một số người cầm đồ sau khi vay tiền đã bỏ trốn, bỏ lại các giấy tờ cầm cố. Bởi những giấy tờ như giấy chứng minh nhân dân có thể xin cấp lại khá dễ dàng. Vì vậy, người nhận cầm cố đã tìm mọi cách để buộc họ phải trả lại số tiền đã vay như đe dọa nhờ các đối tượng có tiền án để cưỡng đoạt tài sản để trừ vào số tiền đã vay.
“Tuấn Anh là sinh viên đại học do mê cờ bạc, lô đề không thể bỏ được. Biết Tuấn Anh là con nhà khá giả nên bọn cho vay nặng lãi dụ dỗ ngon ngọt, nên Tuấn Anh vay 5 triệu đồng với lãi suất là 100 ngàn/ngày chỉ bằng thẻ sinh viên.
Nhưng họ không ngờ rằng, chỉ trong thời gian ngắn, mức lãi suất nâng lên gấp đôi. Tiền gốc, tiền lãi thành tiền gốc lâu dần thành khoản lãi kếch xù. Như trường hợp của Tuấn Anh lúc đầu số nợ có 30 triệu, để có tiền trả nợ đã về quê nói dối bố mẹ là mượn xe của bạn đi chơi rồi bị mất, cần 30 triệu để mua xe trả bạn. Lần đầu gia đình không nghi ngờ, nhưng lần sau là tiền trả nợ môn học, bố mẹ không cho Tuấn Anh ở lì nhà, không lên trường. Thấy vậy bố mẹ mới lên trường tìm hiểu thì mới hay chuyện Tuấn Anh nợ cả trăm triệu đồng, chủ nợ xiết nợ, sợ quá nên trốn về quê.”47
3.1.2. Thực tiễn về hoạt động xử lý tài sản cầm cố
Bên nhận cầm cố sẽ có quyền xử lý tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện khi đã đến hạn. Tuy nhiên cũng có trường hợp bên nhận cầm cố không thể xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, hoặc khi bên nhận cầm cố xử lý tài sản bảo đảm xong thì bên cầm cố không chấp nhận, đòi bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại. Chủ yếu là do bên nhận cầm cố không thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan đến cầm cố tài sản, và không xử lý tài sản cầm cố đúng theo quy định của pháp luật như hoạt động cầm đồ tại các cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến việc bên nhận cầm cố không xử lý được tài sản bảo đảm, khi xử lý tài sản thì không được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố là do pháp luật quy định về việc xử lý tài sản cầm cố chưa đầy đủ và còn nhiều
47 Theo xã luận, Sinh viên hãy tỉnh táo với bẫy cho vay nặng lãi, http://ictdream.Uit.edu.vn/tin-tuc-su-kien/124- sinh-vien-hay-tinh-tao-voi-bay-cho-vay-nang-lai.html [truy cập ngày 20/10/20014].
bất cập trong các quy định. Điển hình là pháp luật không quy định về việc xử lý tài sản cầm cố là bất động sản, khi biện pháp cầm cố đất được sử dụng phổ biến ở nông thôn.
“Chị Mai cần tiền nên chị mang số nữ trang đến cửa hành dịch vụ cầm đồ Vĩnh Hưng (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) của bà Thúy để cầm. Bà Thúy chủ cửa hiệu cầm đồ, viết biên lai kiêm hợp đồng cầm cố tài sản (theo mẫu in sẵn) với nội dụng chị Mai cầm một chiếc lắc và hai chiếc nhẫn vàng 18K để vay 1.600.000 đồng trong thời hạn một tháng; hai bên thỏa thuận miệng lãi suất là 3%/tháng.Cuối biên lai ghi chú: “Đúng hạn phải đến lấy và trả lãi.vKhách hàng đi xa phải thông báo. Nếu không, cửa hàng dịch vụ sẽ thanh lý để thu hồi vốn, khách hàng không được khiếu nại.”
Ngày 28/7/2010, tức là 3 tháng sau, chị Mai mới đến chuộc lại tài sản. Lúc này bà Thúy cho biết là đã bán toàn bộ số nữ trang do chị đã quá hạn cho người khác. Bởi lẽ từ trước tới nay, nếu khách hàng vi phạm thời hạn, chủ dịch vụ cầm đồ có quyền bán tài sản mà không cần phải hỏi ý kiến của bên cầm đồ. “ Tôi từng bán rất nhiều tài sản cầm cố để quá hạn mà có thấy ai thắc mắc, kiện cáo gì đâu”. Bà Thúy bộc bạch. Thế nhưng chị Mai lại khác, ấm ức vì bị thiệt hại nên chị làm đơn kiện bà Thúy để đòi lại tài sản. Vụ việc đã được Tòa quận 3 thụ lý giải quyết.
Tại Tòa án chị Mai khai số nữ trang chị cầm trọng lượng là 14 chỉ vàng 18K, trị giá gần 7,5 triệu đồng. Ngoài ra còn có một chiếc nhẫn Ú mặt đỏ năm chỉ vàng 96% nhưng vì chị không đọc kỹ biên lai nên không phát hiện bà Thúy ghi thiếu. Lỗi này một phần do chị nên chị chỉ yêu cầu bà Thủy trả lại một chiếc lắc và hai nhẫn vàng 18K đã ghi trong hợp đồng.
Bị đơn bà Thúy cho rằng số vàng chị Mai cầm trọng lượng bao nhiêu bà không biết. Do chị Mai trễ hạn quá lâu nên bà đã bán số nữ trang cho ông An (không rõ địa chỉ) với giá 1,7 triệu đồng. Sau khi bán chừng 4-5 ngày thì chị Mai đến xin chuộc lại. Bà Thúy cho rằng mình không có lỗi gì trong việc bán tài sản cầm cố theo thỏa thuận bên nhận cầm cố có quyền bán tài sản nếu quá hạn mà không chuộc.
Tòa án nhận định, hợp đồng cầm cố giữa hai bên không tuân thủ quy định tại Điều 327 Bộ luật Dân sự năm 2005, không ghi rõ chất lượng, giá trị tài sản. Khi thanh lý tài sản bà Thúy không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ thương mại tại thông tư số 13/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 ( việc bán hàng hóa, bán tài sản cầm cố có giá trị trên 500.000 đồng phải thực hiện bằng bán đấu giá công khai theo pháp luật). Do hai bên cùng có lỗi nên Hội đồng xét xử đã buộc mỗi bên chịu thiệt hại về phần lỗi của
mình. Chị Mai phải thanh toán cho bà Thúy số tiền 1,6 triệu đồng tiền vay và 96.000 đồng tiền lãi suất như hai bên đã thỏa thuận. Gần 6 triệu đồng còn lại, mỗi người chịu một phần hai thiệt hại. Như vậy, bà Thúy phải trả lại cho chị Mai số tiền chênh lệnh còn lại.”48
3.2. Những vướng mắc và giải pháp trong việc xử lý tài sản cầm cố
Xử lý tài sản bảo đảm là hệ quả pháp lý của hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của bên bảo đảm. Kết quả xử lý tài sản bảo đảm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên trong giao dịch bảo đảm và các chủ thể khác có lợi ích liên quan …Do quá trình xử lý tài sản bảo đảm rất dễ xảy ra các tranh chấp, bất đồng về lợi ích giữa các bên liên quan đến tài sản bảo đảm nên cần phải thiết lập một hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm, trong đó có quy định về xử lý tài sản bảo đảm thực sự đồng bộ, hoàn thiện.
Trong thời gian qua, pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm đã góp tạo lập một môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều chỉnh của thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể như sau:
3.2.1. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản cầm cố
Với sự ra đời của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, để pháp điển hóa những quy định về giao dịch bảo đảm trong đó có vấn đề xử lý tài sản bảo đảm còn chưa cụ thể và thiếu cơ chế bảo đảm thi hành trong thực tiễn của Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, tính đến nay vẫn còn một số vướng mắc: thứ tự ưu tiên thanh toán sau khi tài sản cầm cố trong trường hợp bên cầm cố dùng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ dân sự, hay sự thỏa thuận thế quyền thanh toán của các bên nhận bảo đảm.
Theo khoản 2, Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cách xác định thứ tự ưu tiên thanh toán được trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, điều này nhằm tạo diều kiện thuận lợi khi xử lý tài sản bảo đảm trong các giao dịch bảo đảm có chung một tài sản bảo đảm, nhưng trên
48 Theo thư viện luận văn: Tiểu luận tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố, http://doc.edu.vn/tai- lieu/tieu -luan-tim-hieu-3-vu-viec-tranh-chap-ve-tai-san-cam-co-38288/, [truy cập ngày 3/9/2014].
thực tế lại phát sinh vướng mắc đối với trường hợp này. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm.
Khác với Bộ luật Dân sự 1995 trước đây, theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì biện pháp bảo đảm bằng cầm cố tài sản mà bên nhận tài sản cầm cố giữ tài sản không cần phải thực thực đăng ký giao dịch bảo đảm trừ những loại tài sản bắt buộc phải đăng ký. Với quy định này, giao dịch cầm cố tài sản tự nó có hiệu lực pháp lý ràng buộc bên cầm cố, bên nhận cầm cố theo các quy định trong hợp đồng và pháp luật cầm cố. Tuy nhiên thứ tự ưu tiên thanh toán của các bên nhận bảo đảm trong đó có bên nhận cầm cố khi xử lý tài sản bảo đảm lại dựa vào thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm. Nếu như trong các giao dịch có chung tài sản bảo đảm mà có đăng ký giao dịch bảo đảm, trong khi đó biện pháp cầm cố không có đăng ký hoặc được đăng ký chậm hơn, thì mặc dù bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố và giao dịch này được giao kết trước các giao dịch khác, cũng sẽ không được hưởng ưu tiên về thứ tự thanh toán như các biện pháp bảo đảm khác đã đăng ký.
Trên thực tế khi bên nhận cầm cố nhận cầm cố-giữ các tài sản cầm cố, đặc biệt là các tài sản có đặc tính thanh toán cao như vàng, bạc, đá quý, thẻ tiết kiệm, trái phiếu,.. đều không thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Có thực tế này trước hết là do pháp luật không yêu cầu phải đăng ký và thông lệ, thực tiễn các chủ thể nhận bảo đảm là các cá nhân, cơ sở cầm đồ nhỏ lẽ vì vậy việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các chủ thể này còn khá xa lạ.Ngoài ra, còn một vài nguyên do khác dẫn đến việc không đăng ký giao dịch bảo đảm của bên nhận cầm cố, như họ nghĩ rằng sẽ không có rủi ro gì xảy ra bởi vì họ là người đang nắm giữ tài sản cầm cố, có thể xử lý nhanh chóng tài sản cầm cố, ưu tiên thanh toán nợ trước các chủ nợ khác; một khi đã nắm giữ được các tài sản này thì việc làm các thủ tục đăng ký thì dường như không cần thiết, không hợp lý và nếu thực hiện việc đăng ký giao địch bảo đảm sẽ làm mất nhiều thời gian, dẫn đến bên cầm cố sẽ khó tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu của họ; và việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm lại còn làm tăng chi phí, khối lượng công việc cho bên nhận cầm cố.
Sẽ không có rủi ro nào xảy ra đối với Ngân hàng cũng như bên nhận cầm cố nếu tài sản cầm cố chỉ được dùng để bảo đảm cho một nghĩa vụ cho một bên nhận cầm cố duy nhất. Từ khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành, với việc cho phép một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, nhiều chủ nợ (bên nhận bảo đảm) có thể ảnh hưởng và khả năng gây ra rủi ro rất lớn.
Vì thế, cuối cùng đa phần các bên trong giao dịch cầm cố thường chọn biện pháp là không đăng ký giao dịch bảo đảm. Để khắc phục, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với bên nhận cầm cố khi xử lý tài sản bảo đảm trong trương hợp bên cầm cố dùng một tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ, và để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn tín dụng, sử dụng vốn hiệu quả, về lâu dài. Cho nên, pháp luật nên có quy định định cụ thể, đầy đủ và đảm bảo lợi ích hợp pháp của bên nhận cầm cố về việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố.
Có quan điểm cho rằng, trong hợp đồng cầm cố bên nhận cầm cố nên quy định thành bên cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ theo Điều 416, Bộ luật Dân sự năm 2005 để từ đó bên nhận cầm cố có thể được ưu tiên thanh toán so với các chủ thể nhận bảo đảm khác. Lí do được đưa ra là vì trong hợp đồng cầm cố tài sản có nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên nên hợp đồng cầm cố là hợp đồng song vụ, vì vậy khi áp dụng quy định tại Điều 416 là rất hợp lý. Tuy nhiên nếu áp dụng điều này thì lúc này bên nhận cầm cố không còn là bên nhận bảo đảm mà là bên cầm giữ tài sản, trong khi đó tư cách chủ thể trong quan hệ xử lý tài sản bảo đảm này là giữa bên nhận bảo đảm ở biện pháp cầm cố so với các bên nhận bảo đảm ở các biện pháp khác. Đồng thời nếu áp dụng Điều 416 đối với việc thanh toán tài sản bảo đảm không hợp lý nếu như các giao dịch bảo đảm khác được giao kết trước biện pháp cầm cố mà lại được thanh toán trước các giao dịch bảo đảm còn lại trong trường hợp một tài sản dùng để bảo