Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 40)

5. Bố cục nghiên cứu

2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố

Quyền của bên cầm cố

Thứ nhất, bên cầm cố sẽ có quyền nhận lại tài sản đã cầm cố cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận thế chấp, nếu như trước thời điểm xử lý tài sản do hai bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thời điểm xử lý tài sản cầm cố thì đối với tài sản cầm cố là động sản không được trước bảy ngày hoặc mười lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản sản bảo đảm. Mà bên cầm cố thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố và thanh toán các chi phí phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ với bên nhận cầm cố. Trừ các trường hợp pháp luật quy định khác về thời điểm được nhận tài sản bảo đảm trước khi xử lý31 .

Thứ hai, bên cầm cố sẽ được quyền dùng số tiền có được từ việc bên nhận cầm cố đã tiến hành khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý tài sản này để thanh toán cho bên nhận cầm cố sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến việc khai thác tài sản bảo đảm.

Thứ ba, bên cầm cố được quyền cùng với bên nhận cầm cố thỏa thuận về giá trị của tài sản cầm cố hoặc cùng với bên nhận cầm cố thỏa thuận chọn ra một tổ chức chuyên nghiệp có chức năng thẩm định giá trị tài sản làm cơ sở xác định giá trị tài sản bảo đảm. Sau khi tài sản bảo đảm được xử lý, bên cầm cố sẽ nhận được số từ việc xử lý tài sản trên nếu số tiền bán tài sản dư ra sau khi đã thanh toán nợ cho bên nhận cầm cố và các chi phí khác liên quan đến việc xử lý.

Thứ tư, trong trường hợp bên cầm cố đã dùng nhiều tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố. Bên cầm cố sẽ nhận được tiền bồi thường thiệt hại từ bên nhận cầm cố, nếu như bên nhận cầm cố xử lý quá số tài sản cần thiết tương ứng với phần giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm và gây thiệt hại cho bên cầm cố.

Thứ năm, bên cầm cố sẽ được quyền nhận lại tài sản bảo đảm nếu trước thời điểm xử lý tài sản mà bên nhận cầm cố thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố và thanh toán các chi phí phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ, trừ tường hợp pháp luật có quy định về thời điểm được nhận lại tài sản cầm cố trước khi xử lý 32.

Thứ sáu, bên cầm cố sẽ được giải phóng toàn bộ nghĩa vụ bảo đảm của mình đối với bên nhận cầm cố khi tài sản cầm cố được xử lý.

Cuối cùng, bên cầm cố được quyền yêu cầu bên nhận cầm cố xóa đăng ký giao dịch bảo đảm sau khi tài sản cầm cố được xử lý hoặc bên cầm cố đã thực hiện xong nghĩa vụ được bảo đảm cho bên nhận cầm cố. Bên cầm cố cũng có thể tự mình gừi đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch cầm cố như trong trường hợp này phải có văn bản đồng ý của bên nhận cầm cố về việc xóa đăng ký cầm cố.

Nghĩa vụ của bên cầm cố

Thứ nhất, bên cầm cố có nghĩa vụ phối hợp với người tiến hành xử lý tài sản, không có những hành vi cản trở việc xử lý tài sản cầm cố. Và bên cầm cố phải chịu chi phí bán tài sản và các chi phí khác liên quan đến việc xử lý tài sản cầm cố.

Thứ hai, khi tài sản cầm cố được xử lý bên cầm cố có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu, quyền sở dụng tài sản bảo đảm cho bên nhận cầm cố trong trường hợp bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cầm cố thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố, hoặc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sửu dụng cho một chủ thể khác nhận được tài sản cầm cố thông qua một cách hợp pháp.

Thứ ba, bên cầm cố phải thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, gìn giữ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố, nếu nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường nếu có; nếu số tiền bán tài sản cầm cố không đủ để thanh toán thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu.

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)