Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản cầm cố

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 53)

5. Bố cục nghiên cứu

3.2.1. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản cầm cố

Với sự ra đời của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, để pháp điển hóa những quy định về giao dịch bảo đảm trong đó có vấn đề xử lý tài sản bảo đảm còn chưa cụ thể và thiếu cơ chế bảo đảm thi hành trong thực tiễn của Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, tính đến nay vẫn còn một số vướng mắc: thứ tự ưu tiên thanh toán sau khi tài sản cầm cố trong trường hợp bên cầm cố dùng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ dân sự, hay sự thỏa thuận thế quyền thanh toán của các bên nhận bảo đảm.

Theo khoản 2, Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cách xác định thứ tự ưu tiên thanh toán được trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, điều này nhằm tạo diều kiện thuận lợi khi xử lý tài sản bảo đảm trong các giao dịch bảo đảm có chung một tài sản bảo đảm, nhưng trên

48 Theo thư viện luận văn: Tiểu luận tìm hiểu ba vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố, http://doc.edu.vn/tai- lieu/tieu -luan-tim-hieu-3-vu-viec-tranh-chap-ve-tai-san-cam-co-38288/, [truy cập ngày 3/9/2014].

thực tế lại phát sinh vướng mắc đối với trường hợp này. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm.

Khác với Bộ luật Dân sự 1995 trước đây, theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì biện pháp bảo đảm bằng cầm cố tài sản mà bên nhận tài sản cầm cố giữ tài sản không cần phải thực thực đăng ký giao dịch bảo đảm trừ những loại tài sản bắt buộc phải đăng ký. Với quy định này, giao dịch cầm cố tài sản tự nó có hiệu lực pháp lý ràng buộc bên cầm cố, bên nhận cầm cố theo các quy định trong hợp đồng và pháp luật cầm cố. Tuy nhiên thứ tự ưu tiên thanh toán của các bên nhận bảo đảm trong đó có bên nhận cầm cố khi xử lý tài sản bảo đảm lại dựa vào thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm. Nếu như trong các giao dịch có chung tài sản bảo đảm mà có đăng ký giao dịch bảo đảm, trong khi đó biện pháp cầm cố không có đăng ký hoặc được đăng ký chậm hơn, thì mặc dù bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố và giao dịch này được giao kết trước các giao dịch khác, cũng sẽ không được hưởng ưu tiên về thứ tự thanh toán như các biện pháp bảo đảm khác đã đăng ký.

Trên thực tế khi bên nhận cầm cố nhận cầm cố-giữ các tài sản cầm cố, đặc biệt là các tài sản có đặc tính thanh toán cao như vàng, bạc, đá quý, thẻ tiết kiệm, trái phiếu,.. đều không thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Có thực tế này trước hết là do pháp luật không yêu cầu phải đăng ký và thông lệ, thực tiễn các chủ thể nhận bảo đảm là các cá nhân, cơ sở cầm đồ nhỏ lẽ vì vậy việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các chủ thể này còn khá xa lạ.Ngoài ra, còn một vài nguyên do khác dẫn đến việc không đăng ký giao dịch bảo đảm của bên nhận cầm cố, như họ nghĩ rằng sẽ không có rủi ro gì xảy ra bởi vì họ là người đang nắm giữ tài sản cầm cố, có thể xử lý nhanh chóng tài sản cầm cố, ưu tiên thanh toán nợ trước các chủ nợ khác; một khi đã nắm giữ được các tài sản này thì việc làm các thủ tục đăng ký thì dường như không cần thiết, không hợp lý và nếu thực hiện việc đăng ký giao địch bảo đảm sẽ làm mất nhiều thời gian, dẫn đến bên cầm cố sẽ khó tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu của họ; và việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm lại còn làm tăng chi phí, khối lượng công việc cho bên nhận cầm cố.

Sẽ không có rủi ro nào xảy ra đối với Ngân hàng cũng như bên nhận cầm cố nếu tài sản cầm cố chỉ được dùng để bảo đảm cho một nghĩa vụ cho một bên nhận cầm cố duy nhất. Từ khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành, với việc cho phép một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, nhiều chủ nợ (bên nhận bảo đảm) có thể ảnh hưởng và khả năng gây ra rủi ro rất lớn.

Vì thế, cuối cùng đa phần các bên trong giao dịch cầm cố thường chọn biện pháp là không đăng ký giao dịch bảo đảm. Để khắc phục, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với bên nhận cầm cố khi xử lý tài sản bảo đảm trong trương hợp bên cầm cố dùng một tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ, và để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn tín dụng, sử dụng vốn hiệu quả, về lâu dài. Cho nên, pháp luật nên có quy định định cụ thể, đầy đủ và đảm bảo lợi ích hợp pháp của bên nhận cầm cố về việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố.

Có quan điểm cho rằng, trong hợp đồng cầm cố bên nhận cầm cố nên quy định thành bên cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ theo Điều 416, Bộ luật Dân sự năm 2005 để từ đó bên nhận cầm cố có thể được ưu tiên thanh toán so với các chủ thể nhận bảo đảm khác. Lí do được đưa ra là vì trong hợp đồng cầm cố tài sản có nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên nên hợp đồng cầm cố là hợp đồng song vụ, vì vậy khi áp dụng quy định tại Điều 416 là rất hợp lý. Tuy nhiên nếu áp dụng điều này thì lúc này bên nhận cầm cố không còn là bên nhận bảo đảm mà là bên cầm giữ tài sản, trong khi đó tư cách chủ thể trong quan hệ xử lý tài sản bảo đảm này là giữa bên nhận bảo đảm ở biện pháp cầm cố so với các bên nhận bảo đảm ở các biện pháp khác. Đồng thời nếu áp dụng Điều 416 đối với việc thanh toán tài sản bảo đảm không hợp lý nếu như các giao dịch bảo đảm khác được giao kết trước biện pháp cầm cố mà lại được thanh toán trước các giao dịch bảo đảm còn lại trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự, thì quyền lợi hợp pháp của các bên khác lại không được bảo đảm.

Cho nên, trên cơ sở quy định của pháp luật, các xung đột về quyền, lợi ích liên quan đến việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm và đơn giản thủ tục khi thực hiện giao dịch cầm cố, đồng thời tránh các rủi ro trong hoạt động bảo đảm nghĩa vụ. Đặc biệt khi có giao dịch cầm cố trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự với nhiều biện pháp bảo đảm, mà trong đó có giao dịch bảo đảm được đăng ký và các giao dịch bảo đảm không được đăng ký thì người viết thiết nghĩa pháp luật nên công nhận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản, tức là thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận cầm cố có giá trị pháp lý như thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, bởi vì lúc này bên nhận cầm cố đang nắm giữ tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)