Sự cần thiết của các quy định pháp luật điều chỉnh về việc xử lý tài sản

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 27)

5. Bố cục nghiên cứu

1.6. Sự cần thiết của các quy định pháp luật điều chỉnh về việc xử lý tài sản

sản cầm cố

Trong mối quan hệ dân sự, đa số quyền của chủ thể này chính là nghĩa vụ tương ứng của chủ thể còn lại, các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự đều muốn quyền lợi của mình được bảo đảm. Theo đó, pháp luật đã từng bước được hoàn thiện, trong đó những quy định về xử lý tài sản cầm cố để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.

Thứ nhất, đối với bên nhận cầm cố việc xử lý tài sản giúp cho bên này thu hồi nợ một khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện nhưng bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố hoặc có thực hiện không đúng nghĩa vụ. Và khi giao kết giao dịch bảo đảm nếu bên cầm cố bị phá sản thì bên nhận cầm cố sẽ là đối tượng được ưu tiên thanh toán từng khối tài sản bỏa đảm đó. Bên nhận cầm cố tài sản được cùng với bên cầm cố thỏa thuận về giá trị tài sản cầm cố hoặc cùng với bên thế chấp chọn ra một tổ chức có chức năng định giá tài sản cầm cố, được người tiến hành xử lý tài sản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, được thanh toán các chi phí khi tiến hành khai thác tính năng công dụng của tài sản cầm cố trong thời gia chờ xử lý tài sản cầm cố, nếu tiền bán tài sản còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu.

Thứ hai, đối với bên cầm cố để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên này khi tài sản cầm cố được tiến hành xử lý, pháp luật đã quy định cho chủ thể này một số quyền cụ thể: được quyền nhận lại tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố, nếu như trước thời đểm tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà bên cầm cố thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố và thanh toán các chi phí phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận cầm cố (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi xử lý), được quyền cùng với bên nhận cầm cố thỏa thuận giá trị tài sản cầm cố hoặc cùng với bên nhận cầm cố chọn ra một tổ chức định giá tài sản cấm cố, được bên nhận cầm cố thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, được thanh toán giá trị chênh lệnh khi tài sản bảo đảm được xử lý trong trường hợp giá trị của tài sản cầm cố sau khi xử lý lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. Và được quyền dùng hoa

lợi, lợi tức phát sinh từ việc bên nhận cầm cố tiến hành khai thác tài sản cầm cố trong thời gian chờ xử lý để trừ vào nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận cầm cố.

Thứ ba, đối với xã hội quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản cầm cố đóng vai trò quan trọng trong việc làm hài hòa các giao dịch cầm cố tài sản, góp phần làm hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình xử lý tài sản. Bảo vệ quyền lợi của các bên, đề cao trách nhiệm của người có nghĩa vụ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia vào các giao dịch bảo đảm, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)