Nguyên tắc xử lý tài sản cầm cố

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 25)

5. Bố cục nghiên cứu

1.5. Nguyên tắc xử lý tài sản cầm cố

Trong giao dịch dân sự nói chung thì nguyên tắc tự do thỏa thuận được xem là nguyên tắc chủ đạo giúp các bên tham gia giao dịch bày tỏ được ý chí của mình. Xét về bản chất thì hoạt động cầm cố tài sản cũng là một dạng của giao dịch dân sự nên các quy định về việc xử lý tài sản cầm cố cũng dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận các bên và cả trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản cũng được thực hiện theo sự thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm. Trong cả hai trường hợp thì các bên tham gia vào giao dịch đều có quyền thỏa thuận với nhau về việc xử lý tài sản cầm cố, thỏa thuận của các bên về việc xử lý tài sản cầm cố có thể thiết lập tại thời điểm giao kết hợp đồng cầm cố hoặc thỏa thuận có thể thiết lập tại thời điểm xử lý tài sản. Các bên có thể thỏa thuận tất cả các vấn đề về việc xử lý tài sản từ việc chọn chủ thể tiến hành xử lý, phương thức xử lý, giá bán tài sản, thời gian,..Pháp luật bảo đảm nghĩa vụ đưa ra hai hình thức xử lý tài sản để tạo điều kiện thuận lợi cho bên nhận cầm cố và bên cầm cố có thể thỏa thuận áp dụng. Hoặc là bán tài sản cầm cố hoặc là bên nhận cầm cố nhận chính tài sản cố để hay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm. Ngoài ra các bên vẫn có thể lựa chọn hình thức khác theo thỏa thuận của các bên.

Nếu như các bên không có sự thỏa thuận về việc xử lý tài sản trong trường hợp mà tài sản đó đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ và trong trong trường hợp tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được. Thì lúc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Khi tiến hành việc xử lý tài sản cầm cố các bên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong các nguyên tắc đó thì nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích của các bên tham gia giao dịch là một trong những nguyên tắc giúp bảo vệ quyền lợi của các bên khi tiến hành xử lý tài sản. Việc xử lý tài sản cầm cố trước tiên dựa vào thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì được xử lý theo phương thức bán đấu giá. Đồng thời việc xử lý tài sản cầm cố không chịu sự tác động của bất kỳ chủ thể nào làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý, việc xử lý tài sản cầm cố được thông báo về ngày giờ, địa điểm xử lý tài sản…, đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên tham gia vào giao dịch bảo đảm, và giúp cho các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan biết được tình trạng tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

Việc xử lý tài sản cầm cố dựa vào sự thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch nên người tiến hành xử lý tài sản cầm cố cũng do các bên tham gia giao dịch bảo đảm thỏa thuận lựa chọn.Và nếu các bên không có thỏa thuận về người xử lý tài sản bảo đảm thì người xử lý tài sản cầm cố sẽ là bên bên nhận bảo đảm xử lý, hoặc do một người khác được bên nhận bảo đảm ủy quyền để xử lý tài sản bảo đảm. Người xử lý tài sản căn cứ vào nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm.

Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm. Về nguyên tắc khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc có thực hiện nhưng không đúng nghĩa vụ được thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm mới được quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ. Không phải lúc nào bên nhận bảo đảm thấy việc xử lý tài sản bảo đảm là thích hợp và đem lại lợi nhuận cho mình thì đem tài sản ra xử lý, mà việc xử lý phải tuân theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật chứ không phải dựa vào ý chí chủ quan của bên nhận bảo đảm. Từ quy định của pháp luật ta có thể thấy được lợi ích mà bên nhận bảo đảm có được chính do những hoạt động trong quá trình tham gia các giao dịch bảo đảm mang lại, nói cách khác lợi ích mà bên nhận bảo đảm có được chính từ việc họ thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với bên bảo đảm và lợi nhuận này không xuất phát từ việc xử lý tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ nhằm mục đích giúp

cho bên nhận bảo đảm thu hồi tài sản nợ khi bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)