Quyền và nghĩa vụ của người xử lý tài sản cầm cố không phải là

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 44)

5. Bố cục nghiên cứu

2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người xử lý tài sản cầm cố không phải là

tài sản cầm cố được xử lý hoặc bên nhận cầm cố đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên nhận thế chấp.

Không phải lúc nào bên nhận cầm cố đều giữ tài sản cầm cố, tài sản cầm cố có thể được bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản bảo đảm hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản cầm cố. Khi tài sản bảo đảm được tiến hành xử lý thì người giữ tài sản cầm cố có những quyền và nghĩa vụ như sau: Người giữ tài sản cầm cố có quyền được người người tiến hành xử lý tài sản bảo đảm thông báo về việc giao tài sản. Nội dung thông báo được nêu rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản cầm cố, quyền và nghĩa vụ của ngưới tiến hành xử lý, người đang nắm giữ tài sản; Người giữ tài sản cầm cố có trách nhiệm phải phối hợp với người xử lý tài sản cầm cố khi người này thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm; Người giữ tài sản cầm cố có thể phải chịu những chi phí hợp lý, cần thiết khi người xử lý tài sản cầm cố tiến hành thu giữ tài sản. Trong trường hợp người giữ tài sản không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ cách hợp pháp tài sản cầm cố mà gây thiệt hại cho bên nhận cầm cố thì phải bồi thường.

Ngoài những quy định của pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố thì bên nhận cầm cố còn có thể có được những quyền lợi và nghĩa vụ của người tiến hành xử lý tài sản khi bên nhận cầm cố đồng thời là người tiến hành xử lý tài sản cầm cố.

2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người xử lý tài sản cầm cố không phải là bên nhận cầm cố nhận cầm cố

Quyền của của người xử lý tài sản cầm cố

Thứ nhất, người tiến hành xử lý tài sản cầm cố có quyền quyết định thời hạn xử lý tài sản nếu như các bên tham giam giao dịch không có thỏa thuận, và thời hạn xử lý tài sản cầm cố do người tiến hành xử lý quyết định không được sớm hơn bảy ngày đối với tài sản cầm cố là động sản hay mười lăm ngày đối với bất động sản kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm 34. Tuy nhiên đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên nhận bảo đảm biết về việc xử lý tài sản đó 35

.

34 Điều 62 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

Thứ hai, người tiến hành xử lý tài sản cầm cố có quyền áp dụng các biện pháp thu giữ tài sản hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo về yêu cầu giao tài sản để xử lý mà bên giữ tài sản không giao tài sản để tiến hành xử lý 36.

Thứ ba, người tiến hành xử lý tài sản bảo đảm được quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật về giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm, trong trường hợp bên giữ tài sản bảo đảm trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh nơi công cộng hoặc cáo hành vi vi phạm pháp luật khác khác 37

.

Cuối cùng, người tiến hành xử lý tài sản sẽ nhận được chi phí cho việc xử lý tài sản cầm cố từ số tiền bán tài sản cầm cố sau khi tài sản được xử lý.

Nghĩa vụ của người tiến hành xử lý tài sản cầm cố

Thứ nhất, nghĩa vụ thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố. Trước khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố người xử lý tài sản phải có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho bên nhận cầm cố hoặc các bên nhận bảo đảm (trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ) theo địa chỉ được lưu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản người xử lý tài sản phải thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp giữ tài sản, văn bản thông báo phải nêu rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên. Và nếu trong trường hợp tài sản phải được xử lý ngay thì người xử lý phải thông báo đồng thời cho các bên nhận bảo đảm biết. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau: lý do xử lý tài sản, nghĩa vụ được bảo đảm, mô tả tài sản, phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm 38. Trong trường hợp người tiến hành xử lý tài sản không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên các bên nhận bảo đảm đã đăng ký giao dịch bảo đảm thì phải bồi thường thiệt hại. Khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm

36 Khoản 1, điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

37 Khoản 5, điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu xử lý tài sản cầm cố theo pháp luật việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)