Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong các trường cao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương mại nghệ an (Trang 39)

trường cao đẳng nghề

Trường Cao đẳng nghề là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, đa số các Trường CĐ nghề hiện nay được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ các Trường Trung cấp chuyên nghiệp nên thiếu hụt về số lượng nguồn nhân lực, đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực lại chưa cao.

Xây dựng nguồn nhân lực có quy mô hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, bảo đảm chất lượng, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công, nghệ mới, đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng.

Các Trường Cao đẳng nghề chiếm một số lượng lớn và có sự tranh giành, cạnh tranh nhau về nguồn nhân lực, do đó các trường cần phải có chính sách giữ chân, thu hút để tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực.

* Sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực trong các trường CĐ nghề:

Chúng ta khẳng định rằng nguồn nhân lực trong các trường CĐ nghề là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo, họ là người trực tiếp thực hiện và quyết định việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong mỗi nhà trường. Vì vậy nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong mỗi cơ sở đào tạo, nhất là nhà trường. Trong quá trình dạy học, người giáo viên không chỉ đơn thuần tuyền thụ kiến thức, mà còn là người thiết kế thực thụ, tổ chức, điều khiển các hoạt động học để khơi dậy hứng thú, kích thích sự hứng thú học tập và sánh tạo của người học. Từ đó phát huy tính tích cự sánh tạo trong học tập, tự giác và tích cực tham gia nghiên cứu khoa học ngay trong khi đang còn ngồi trong nghế của nhà trường.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục.”[18].

Đề án xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010-2015 đề ra “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”

Trong quá trình phát triển giáo dục thì nhà giáo giữ vai trò vô cùng quan trọng, do đó việc phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những mục tiêu phát triển giáo dục và quản lý giáo dục. Nghị quyết trung ương 4 đã nêu: “Để đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”.

Sự nghiệp đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của đất nước, theo kịp xu thế thời đại phụ thuộc vào đội ngũ nhà giáo là lực lượng

cốt cán giữ vai trò, tính chất quyết định đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”[19].

Nhà trường được hình thành vì thế hệ trẻ, vì tương lai của dân tộc, lẽ sống và động cơ của nhà giáo là vì tương lai của từng học sinh và cả dân tộc, chính vì thế nhà giáo phải chăm lo phát triển hài hòa, nhiều mặt tốt của học sinh, để chuẩn bị hành trang cho họ vào cuộc sống không ngừng thay đổi với tư cách là người lao động, người công dân tốt. Với ý nghĩa đó thì nhà trường phải bắt đầu từ giáo viên, “Không có thầy giáo thì không có giáo dục và nhà trường cũng không tồn tại”. Ông cha ta từ xưa có nói “Không thầy đố mày làm nên”.

Nhà giáo là người có trách nhiệm lớn nhất, bởi sản phẩm của họ luôn gắn liền với tương lai của dân tộc. Nhà giáo chịu tránh nhiệm trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Ở đâu có đội ngũ nhà giáo mạnh thì ở đó sẽ thắng lợi trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Trong mọi thời đại, “Nhà giáo là người thày của cuộc sống, phải có trình độ học vấn, biết phối hợp các tập thể trong nhà trường và gia đình học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Vậy mỗi nhà giáo phải không ngừng tao dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khai thác hợp lý mối quan hệ thày trò, giữa dạy và học, tạo ra quá trình bên trong của quá trình học tập rèn luyện của học sinh. Ta khẳng định rằng chất lượng giáo dục không thể nâng lên được nếu chất lượng của đội ngũ nhà giáo yếu kém.

Do đó phải thực sự chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo thì mới mong có sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của dất nước. Trong xã hội hiện nay, vị trí, vai trò của nhà giáo có những thay đổi, nhưng luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả trong giáo dục.

Tóm lại: Phát triển nguồn nhân lực trong các trường cao đẳng nghề là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, là thước đo để đánh giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Phát triển nguồn nhân lực trong các trường cao đẳng nghề chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương mại nghệ an (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)