Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương mại nghệ an (Trang 82)

* Hạn chế:

- Công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của nhà trường tuy có sự quan tâm của các BGH và các cấp lãnh đạo, quản lý trong nhà trường song vẫn còn lung túng trong chỉ đạo thực hiện, hiệu quả đạt được chưa cao.

- Việc thực hiện công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự theo kế hoạch hang năm chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường, hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ, giáo viên luôn diễn ra qua nhiều năm mà vẫn không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.

- Công tác quản lý chuyên môn chưa được quan tâm đúng mực, việc tổ chức đánh giá chất lượng công tác giảng dạy và NCKH của cán bô, giáo viên chưa đi vào thực chất; nội dung, chất lượng còn mang nặng tính hình thức.

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm có xây dựng nhưng không thực hiện đến nơi, đến chốn, nội dung thiếu tính khả thi, đề ra nhiều nhưng kết quả không đạt được theo yêu cầu kế hoạch.

- Một bộ phận cán bô, giáo viên còn thụ động, thiếu tính tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, chậm đổi mới PPDH.

- Công tác NCKH chưa được thực hiện đều khắp trong nhà trường, chất lượng chưa thực sự đi vào chiều sâu, kết quả các đề tài nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn chưa nhiều.

* Những nguyên nhân:

- Nhà trường chưa thực sự chủ động, tích cực trong công tác tuyển dụng, thuyên chuyển cán bộ, quy trình thực hiện còn mất khá nhiều thời gian, còn lệ thuộc quá nhiều vào cấp quản lý.

- Nhà trường chưa xây dựng tiêu chuẩn chức danh đội ngũ thành những tiêu chí cụ thể để làm cơ sở cho việc tổ chức đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng một cách phù hợp.

- Đến nay, nhà trường vẫn chưa xây dựng thành kế hoạch mang tính chiến lược để định hướng cho công tác xây dựng và phát triển ĐNGV nhằm bảo đảm cho sự phát triển cân đối, bền vững, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng.

- Chính sách động viên, khuyến khích chưa đúng mức, chưa kịp thời để các đối tượng trong và ngoài diện quy hoạch đều tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực.

- Công tác kiểm tra, đánh giá sau khi đào tạo chưa được quan tâm đúng mực của các bộ phận quản lý, lãnh đạo trong nhà trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại trường CĐN Du lịch – Thương mại Nghệ An và trình bày kết quả đánh giá của tác giả về công tác đào tạo và phát triển NNL tại trường. Từ các kết quả phân tích và đánh giá, các hạn chế chủ yếu của phát triển NNL đã được chỉ rõ trong luận văn. Các hạn chế đó là: chất lượng NNL còn không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại; công tác phát triển NNL chưa được quan tâm đúng mức, chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, chưa tính đến lâu dài.

Trong chương 2 cũng cho thấy việc hoàn thiện công tác tổ chức quản lý đào tạo và phát triển NNL của Nhà trường là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quyết định tới nâng cao năng lực đào tạo và phát triển NNL chuyên môn của Nhà trường trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH

THƯƠNG MẠI NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương mại nghệ an (Trang 82)