đẳng nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
2.3.1. Nhân tố khách quan
2.3.1.1. Nhu cầu đòi hỏi của xã hội
Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế.
Theo nhà kinh tế người Anh, William Petty cho rằng lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất; C.Mác cho rằng con người là yếu tố số một của LSX. Trong truyền thống VN xác định ''Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, theo ông ta "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên" (Power Shift-Thăng trầm quyền lực- Avill Toffer).
Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.
Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện:
+ Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn.
+ Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. + Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo. + Bốn là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba.
Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và phát triển bền vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững.
Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn.
2.3.1.2. Nhu cầu đòi hỏi của nhà trường
Trước những đổi mới của khoa học công nghệ đòi hỏi các ngành kinh tế phải có đội ngũ lao động trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cao, áp dụng những công nghệ mới, công nghệ hiện đại.
Do vậy, bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, thì việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên lại càng quan trong hơn
bao giờ hết, phải được ưu tiên hàng đầu để đưa kiến thức, công nghệ mới vào giảng dạy bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các ngành.
Nhận thức được yêu cầu nhiệm vụ trước tình hình mới về nhu cầu của ngành và hội nhập quốc tế. Đảng bộ trường Cao đẳng nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên của Nhà trường phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để hoàn thành tốt nhất
mục tiêu của Nhà trường là: “Huy động mọi nguồn lực, phát huy trí tuệ toàn
trường, đoàn kết, thống nhất xây dựng Nhà trường phát triển theo hướng hiện đại”.
Phối hợp tốt với chuyên môn xây dựng và phát triển các phong trào thi đua, nội dung thi đua là: Học tập, rèn luyện nâng cao tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, phát huy sáng kiến, thực hành tiết kiệm và ứng dụng công nghệ mới; Tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức theo tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên, công nhân viên theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: “Đoàn kết - Kỷ luật - Cần kiệm - Sáng tạo’’.
Tăng cường kỷ cương nề nếp trong công tác quản lý và giảng dạy.
Tiếp tục duy trì và mở rộng liên kết đào tạo. Hoàn thành kế hoạch đào tạo liên thông, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trong
trường. Chú trọng công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên đảm
bảo tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề quy định tiến tới chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Tiếp tục rà soát, sửa đổi nội quy, quy chế Nhà trường đúng luật và phù hợp với tình hình thực tế. Hoàn thành việc xây dựng chiến lược phát triển trường, phát triển giáo viên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo chiến lược phát triển của ngành, đảm bảo cho Nhà trường luôn ổn định và phát triển.
2.3.2. Nhân tố chủ quan
2.3.2.1. Chính sách chế độ đối với cán bộ giảng viên của Trường
* Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng viên: - Đối với NCS và học viên Cao học
Đúng chuyên ngành nhà Trường yêu cầu được hưởng nguyên lương loại A và hỗ trợ 100% học phí, tài liệu, tiền tàu xe và được hỗ trợ: 35 triệu/người
(Đối với ThS) và 150 triệu (Đối với TS) sau khi bảo vệ trong nước và 300 triệu (Đối với nước ngoài).
- Chính sách thu hút GV giỏi về Trường
+ Trực tiếp làm việc với các Trường ĐH (ĐH Thương Mại; KTQD; Nha Trang...)
+ Trực tiếp làm việc với các Doanh nghiệp lớn; các Khách sạn; resort... + Ngoài thực hiện các chế độ theo QĐ thu hút nhân lực chất lượng cao của Tỉnh, Trường còn bố trí cho cán bộ giáo viên chỗ ở khang trang, thiết bị phụ vụ tương đối đầy đủ; Trang bị máy vi tính xách tay; xem xét bố trí vào các chức danh quản lý khoa, phòng; được tạo điều kiện làm chủ nhiệm các đề tài NCKH quan trọng,… Nhờ đó đã tạo được sự phấn khởi, an tâm công tác cho cán bộ giáo viên và phục vụ tốt công tác tại Trường.
- Đào tạo, Bồi dưỡng và tập huấn GV để không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ: Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để GV được tiếp cận với khoa học hiện đại bằng cách:
+ Cho đi thực tế tại các Trường, các cơ sở trong và ngoài nước; được mua các tài liệu liên quan để nghiên cứu bằng kinh phí của Trường.
+ Định kỳ và thường xuyên được nhà Trường mời các chuyên gia, các nhà khoa học và quản lý đầu ngành về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, tay nghề...
* Về chính sách khác:
- Nhà trường có chế độ trả lương, thưởng (theo xếp loại hoàn thành công việc hàng tháng A, B, C) thông qua bình xét xếp loại thi đua hàng tháng, quý, năm. Bình quân đạt 22 tháng lương/ người/ năm (từ 2010 đến 2012); từ năm 2013 đến nay: Nhà trường thực hiện tiết kiệm theo NQ – 11 của Chính phủ.
- Các chế độ hỗ trợ ngoài lương như: Tiền xăng xe, điện thoại, văn phòng phẩm, trang phục công sở, thiết bị giảng dạy… được đảm bảo.
- Hàng năm cấp 100% kinh phí cho giảng viên và cán bộ quản lý đi học tập thực tế tại các Trường Đại học trong và ngoài nước (từ 10 đến 12 ngày).
- Kịp thời chia sẻ, hỗ trợ, thăm hỏi khi CBGV và thân nhân đau ốm, vui buồn hiếu hỉ…
2.3.2.2. Cơ sở vật chất – thiết bị của nhà trường
Trường có 02 cơ sở tại Cửa Lò, diện tích: 07ha và 01 cơ sở đào tạo tại 201 Phong Đình Cảng - TP. Vinh. Trong đó:
+ Cơ sở I: Diện tích: Gần 01 ha, gồm 04 nhà học 03 tầng và 01 nhà học
thực hành đa chức năng 04 tầng (Đạt tiêu chuẩn 2*) với 76 phòng học (12 phòng học lý thuyết và 64 phòng học thực hành) các nghề về du lịch; Lễ tân, khách sạn, Bàn, Bar...
+ Cơ sở II: Diện tích gần 06 ha, gồm 01 nhà học lý thuyết (04 tầng); 04
nhà học tích hợp (Lý thuyết + thực hành): Chế biến món ăn; Du lịch; khách sạn; Lễ tân; tin học, ngoại ngữ; Sư phạm Dạy nghề... với 54 phòng học (trong đó 19 phòng lý thuyết và 35 phòng thực hành).
Tổng kinh phí đã đầu tư ở 2 cơ sở: Trên 213 tỉ VNĐ. (Trong đó riêng thiết
bị dạy nghề gần 50 tỉ); Đầu tư từ năm 2010 đến nay là 130 tỉ.
Tất cả các phòng học lý thuyết và thực hành đều được lắp đặt hệ thống máy chiếu Projector giảng dạy; hệ thống mạng LAN nội bộ với hệ thống thiết bị giảng dạy, học thực hành mới, đồng bộ và hiện đại.
+ Hệ thống Thông tin - Thư viện: Gồm 05 phòng (4 phòng đọc và 1
phòng thư viện điện tử) với diện tích gần 600m2 đáp ứng đủ chỗ cho CBGV và HSSV hiện tại để đọc và tra cứu tài liệu.
- Có đủ số lượng giáo trình, tài liệu, sách báo, tạp chí phù hợp với các nghề đào tạo cho CBGV và HSSV đọc.
- Thư viên được tin học hóa, có các tài liệu điện tử, được nối mạng, liên kết khai thác tài liệu giữa các đơn vị trong và ngoài trường;
- Hiện nay đang Trường đang xây dựng Thư viện điện tử 7 tầng với diện tích các phòng đọc 6.629 m2, trị giá trên 67 tỉ đồng.
+ Hệ thống Ký túc xá: Gồm 03 dãy nhà KTX (05 tầng) hiện đại, khép kín đầy đủ tiện nghi (Hệ thống wifi; máy lọc nước miễn phí...) đáp ứng gần 2.000 chỗ ở cho HSSV nội trú.
Về trang thiết bị dạy và học:
Tổng đầu tư từ 2010 đến nay: 130 tỉ VNĐ. Trong đó: Riêng phần thiết bị dạy nghề: 29 tỉ; XDCB: 101 tỉ. Các hệ thống thực hành đầy đủ, mới, hiện đại và đồng bộ như: Hệ thống thực hành Bếp, Bàn, Buồng, Bar, Lễ tân, Hướng dẫn Du lịch, Tin học, ngoại ngữ; Thư viện tra cứu tài liệu; Sư phạm dạy nghề...