Đánh giá chi phí đào tạo theo nhu cầu thực tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản lý chi phí đào tạo tại trường đại học hòa bình theo hướng phát triển giáo dục đại học mở (Trang 67)

3.3.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Khi đánh giá chi phí đào tạo theo nhu cầu thực tế của nhà trường sẽ giúp cho HĐQT và Ban giám hiệu nhà trường có thể xây dựng được các quy định, chế độ làm việc phù hợp hơn nữa với tình hình hiện tại của trường, nhằm đạt được hiệu quả đào tạo ngày càng cao hơn.

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Dựa trên hai quan điểm về việc xây dựng phương án CPĐT theo nhu cầu thực tế:

 Một là, CPĐT phải đáp ứng nhu cầu cơ bản cho hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo được chuẩn đầu ra trên cơ sở tính đúng tính vừa đủ (ở

 Hai là, tính toán CPĐT phải xét đến khả năng nguồn lực tài chính của nhà trường và khả năng đóng góp của người học.

 Ba là, tính toán CPĐT trong quá trình phát triển GDM phải xét đến loại hình, phương thức và địa điểm đào tạo. Không áp đặt mức chi của loại hình, phương thức và địa điểm đào tạo này cho loại hình, phương thức và địa điểm đào tạo khác.

 Bốn là, đảm bảo nguyên tắc việc tính CPĐT là để phát triển GDM, tức là để đa dạng hóa loại hình, phương thức và địa điểm đào tạo. Tính CPĐT không đạt yêu cầu khi có tác động hạn chế sự đa dạng hóa này. Từ đó đưa ra những kiến nghị để điều chỉnh cơ cấu chi phí theo hướng hợp lý để đảm bảo sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực tài chính của nhà trường, như: tăng giảm tỷ lệ chi phí quản lý chung và nghiệp vụ chuyên môn, chi phí giảng dạy và thực hành chuyên môn…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản lý chi phí đào tạo tại trường đại học hòa bình theo hướng phát triển giáo dục đại học mở (Trang 67)