Lập dự toán chi tiết các khoản chi phí sẽ chi trong năm học mới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản lý chi phí đào tạo tại trường đại học hòa bình theo hướng phát triển giáo dục đại học mở (Trang 65)

3.3.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Việc lập dự toán chi tiết sẽ thể hiện được “con số dự chi” gần sát nhất so với thực tế giúp cho các nhà quản lý dễ dàng xét duyệt dự toán và kiểm soát quyết toán hơn. Ngoài ra, việc lập dự toán chi tiết còn giúp cho phòng TCKT sẽ dễ dàng thực hiện việc lập các loại báo cáo khác nhau (tùy theo từng nhu cầu của các nhà quản lý cấp cao hơn) một cách nhanh chóng và kịp thời hạn. Đặc biệt khi phát triển GDM, công tác này phải càng được coi trọng do tính

đa dạng và phức tạp của các loại hình, hình thức và địa điểm đào tạo tất yếu sẽ tác động nhiều chiều đến CPĐT.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Việc xây dựng kế hoạch, lập dự toán các khoản chi trong năm học mới phải dựa trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các năm trước trên các mặt chủ yếu sau:

 Chi thường xuyên: đánh giá khả năng các khoản thu đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên (chi lương, giáo trình tài liệu, dụng cụ học tập) dẫn đến tình hình thực hiện dự toán hiệu quả hay không hiệu quả để rút kinh nghiệm cho việc lập dự toán năm sau.

 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cho các lĩnh vực tăng cường cơ sở vật chất, nhằm xây dựng dự toán chính xác hơn tránh tình trạng thiếu vốn hoặc thừa vốn, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình đầu tư và tình hình thực hiện vốn đầu tư giúp cho việc quản lý được tốt hơn và hiệu quả đầu tư cao hơn.

 Đánh giá tình hình thực hiện các nguồn thu nhằm phản ánh chính xác các nguồn thu từ đó dự báo được đầy đủ về khả năng đáp ứng của nguồn thu cho hoạt động thường xuyên trong năm học mới.

 Đánh giá tình hình thực hiện các nội dung chi và so sánh đối chiếu tác động của các loại hình, phương thức và địa điểm đào tạo đến CPĐT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản lý chi phí đào tạo tại trường đại học hòa bình theo hướng phát triển giáo dục đại học mở (Trang 65)