Về xây dựng hệ thống định mức chi
Chế độ về định mức tiền lương, tiền công đối với từng cấp bậc chưa được “linh hoạt” theo hướng “mở”. Có thể đơn cử một định mức “mới” về tiền lương, tiền công như: xây dựng định mức khoán cho những đối tượng lao động đã được hưởng chế độ hưu trí nhưng hiện đang tham gia công tác tại trường, cách thức này vừa có thể làm giảm tổng chi phí (hiện tại mức lương đang được tính theo hệ số lương chuyên môn), vừa có thể tạo cơ hội tăng thêm một phần thu nhập cho những lao động khác (bằng các loại phụ cấp) trong nhà trường nhằm mục đích “giữ chân” những lao động giỏi và thực sự có tâm huyết cùng xây dựng trường.
Về công tác lập và phân bổ dự toán
+ Dự toán chi tiết các bộ phận không đáp ứng về mặt thời gian nên công tác thẩm tra, thông báo giao dự toán chi tiết theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường còn chậm so với quy định, làm ảnh hưởng tới công tác chấp hành dự toán.
+ Chưa coi trọng công tác lập dự toán đúng như vị trí vốn có của nó. Vẫn còn tình trạng bộ phận trực tiếp chi tiêu không lập dự toán hàng năm mà bộ phận phụ trách tài chính làm thay, vì thế không đảm bảo quyền dân chủ của đơn vị. Mặt khác, do khả năng nguồn vốn bị hạn chế, dự toán các bộ phận lập lại quá cao so với khả năng có thể đáp ứng được nên việc xây dựng dự toán ở đơn vị đôi khi chỉ mang tính hình thức.
+ Việc công khai dự toán chưa được thực hiện nghiêm túc. Chất lượng dự toán nhìn chung chưa cao, chứng từ còn sơ sài, các bộ
+ Ở một góc độ nào đó, việc tính toán, phân bổ vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người làm công tác kế hoạch nên dễ xảy ra tình trạng không công bằng trong phân phối nguồn lực cho từng loại hình giáo dục – đào tạo cũng như cho từng bộ phận thụ hưởng. Vì vậy về lâu dài, cần thiết phải xây dựng được một hệ thống định mức chi tổng hợp cho giáo dục đào tạo phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường để làm cơ sở cho công tác thẩm tra dự toán sau này.
Về công tác điều hành và cấp phát dự toán
Việc điều hành và cấp phát đã có quy trình và được cụ thể hóa rõ ràng nhưng còn một số bộ phận vẫn làm tắt, “bỏ bước”, điều này có thể làm chậm thời gian cấp phát dự toán, gây thất thoát và những hệ lụy không đáng có trong việc triển khai dự toán
Về công tác quyết toán
+ Hầu hết các bộ phận còn gửi quyết toán chậm so với quy định. Hồ sơ chứng từ kế toán một số bộ phận còn sơ sài, không đúng quy định gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quyết toán.
+ Công tác kiểm tra quyết toán vốn đầu tư thực hiện tương đối chậm do chưa làm đầy đủ thủ tục hồ sơ.
+ Việc tổng hợp quyết toán đối với một số bộ phận hàng năm hầu như không thực hiện được. Do đó kinh phí chưa quyết toán còn tồn đọng từ năm này sang năm khác.
Về công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí
+ Công tác kiểm tra việc quản lý sử dụng kinh phí ở các bộ phận làm chưa tốt, chủ yếu mới dừng ở việc duyệt quyết toán cho các bộ phận khi hết năm. Hàng năm chưa thực hiện được việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả chi tiêu của các nhóm mục chi vì vậy chưa tiến hành phân tích rút kinh nghiệm cho công tác quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn.
+ Nhiều khoản chi không tuân theo tiêu chuẩn, định mức, thủ tục quy định như: chi hội nghị, công tác phí…. Có bộ phận khi mua sắm thiết bị không làm đầy đủ các thủ tục duyệt giá theo quy định.
+ Vẫn còn tình trạng một số đơn vị sử dụng kinh phí không đúng mục đích, không triển khai nhiệm vụ chi như dự toán đã được duyệt
+ Một số khoản chi không có trong dự toán được duyệt nhưng bộ phận vẫn thực hiện, cuối năm lại làm thủ tục xin điều chỉnh mục chi để hợp lý hóa thủ tục cho các khoản chi đó.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 tác giả đã tổng hợp tư liệu và phân tích số liệu phản ánh thực trạng chi phí đào tạo của trường ĐH Hòa Bình. Đã giới thiệu khái quát về quản lý chi phí đào tạo tại trường Đại học Hòa Bình bao gồm: phân cấp tổ chức quản lý CPĐT , thể chế quản lý CPĐT , quy trình quản lý CPĐT. Đã trình bày thực trạng chi phí đào tạo theo các khía cạnh: nội dung chi phí, phân bổ nội dung chi phí hoạt động giáo dục - đào tạo, cơ cấu CPĐT theo các cấp bậc học, theo nội dung kinh tế và chi phí đào tạo thực tế trên 01 sinh viên. Đã đề xuất những ưu điểm trong công tác quản lý CPĐT tại ĐH Hòa Bình: Cơ cấu chi cho giáo dục – đào tạo được bố trí hợp lý theo thứ tự ưu tiên từng nhóm chi; chất lượng công tác lập dự toán được nâng cao; quản lý chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc quy trình phân bổ dự toán; công tác quyết toán được thực hiện nghiêm túc và khoa học. Tuy vậy, đề tài cũng đã phát hiện những hạn chế trong việc xây dựng hệ thống định mức chi, công tác điều hành và cấp phát dự toán, công tác quyết toán và công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí.
Qua đó có thể thấy, mặc dù trường ĐH Hòa Bình mới được thành lập được hơn 05 năm, nhưng nhà trường cũng đã xây dựng và thực hiện được quy trình quản lý CPĐT tương đối chặt chẽ và đạt được những hiệu quả nhất định. Điều này sẽ làm cơ sở để đề xuất thêm những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình quản lý CPĐT của nhà trường ở chương sau.
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CPĐT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MỞ