0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nền giáo dục mở với CPĐT

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MỞ (Trang 27 -27 )

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều cách hiểu khác nhau về nền GDM. Nhưng có thể định nghĩa như sau: Nền GDM là nền GD được thiết kế sao cho tổ chức và hoạt động của nó có khả năng thích ứng với những đổi thay và yêu cầu mới của môi trường kinh tế- xã hội. Từ “mở” được sử dụng ở đây để nói lên ý tưởng gạt bỏ bớt các rào cản hạn chế cơ hội tham dự của người học vào các cơ sở giáo dục.

Thứ nhất là, phải dựa trên hệ thống GDM là hệ thống GD tập trung vào người học, linh hoạt, liên thông giữa các yếu tố (nội dung, chương trình, phương pháp, phương thức, thời gian, không gian, chủ thể GD…) của hệ thống và liên thông với môi trường bên ngoài hệ thống, bảo đảm tính sáng tạo cho việc xây dựng, tổ chức các nội dung, hình thức GD.

Thứ hai là nền GDM phải tạo cơ hội tiếp cận GD cho mọi người; Nền

GDM dỡ bỏ các rào cản tiếp cận GD: Hệ thống GDM đã tạo ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Điều đó có nghĩa là mọi đối tượng có nhu cầu học tập,

không phân biệt lứa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp, địa vị xã hội, giới tính và tín ngưỡng tôn giáo đều có cơ hội học tập như nhau.

Thú ba là, nền GDM làm nảy nở những tài năng tiềm ẩn trong mỗi con

người, phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người học. Hệ thống GDM, xét ở khía cạnh nào đó, là sự mở rộng của nhà trường cho người lao động trở về với hệ GD ban đầu nếu điều đó là cần thiết. Hệ thống GDM sẽ tạo ra những cơ hội và điều kiện để mỗi con người luôn luôn được hưởng những thành tựu khoa học và công nghệ do tri thức mới mang lại, được cập nhật những tri thức mới và được ứng dụng những tri thức mới vào công việc mình đang làm. Sự mở rộng tri thức trên đây là điều kiện quyết định để tăng năng lực con người trong nền kinh tế mới: nền kinh tế tri thức.

GDM tin tưởng vào các nguyên tắc xem trường học là một nơi để chuẩn bị “nền móng” cho một công dân năng động, chủ động, tích cực sáng tạo “phát triển” trong tương lai. GDM được thúc đẩy bởi niềm tin rằng người học mong muốn tự tổ chức việc học của mình, đặc biệt họ muốn: xác định các chủ đề quản trọng mà họ cần học; thu nhận được các trải nghiệm GD chứ không phải chỉ những hiểu biết thuần túy sách vở, tự chịu trách nhiệm về các quyết định GD của họ.

Trong nền giáo dục mở ấy, vòng đời của sách giáo khoa cũng sẽ ngắn lại, vì phải cập nhật nhanh kiến thức mới; sẽ phát triển các hình thức giáo dục “điện tử”, với việc sử dụng phổ biến và chủ yếu sách giáo khoa điện tử (phù

hợp với việc cập nhật nhanh kiến thức mới); với việc dạy và học từ xa, qua mạng và các phương tiện truyền thông; với hệ thống thư viện điện tử và các trung tâm cung cấp kiến thức qua mạng rất nhiều ưu thế về phổ biến kiến thức; với việc quản lý công khai, minh bạch thông tin, tạo điều kiện cho mọi người, mọi xã hội tham gia giám sát và quản lý; công nghệ thông tin sẽ tham gia không chỉ truyền thụ kiến thức, đào tạo từ xa, mà còn tham gia công tác kiểm tra, thi cử, kiểm định…

Trong nền giáo dục mở, cần có cách quản lý phù hợp. Không quản lý từng công việc cụ thể mà tập trung quản lý chất lượng. Coi trọng quản lý đầu ra hơn là quản lý đầu vào. Cần tách biệt quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp, chuyên môn. Quản lý nhà nước cần chuyển mạnh từ hành chính bao cấp, điều hành chỉ huy tập trung sang quản lý chất lượng, quản lý công việc bằng cơ chế mở, xóa bỏ cơ chế xin cho; tập trung cho công việc xây dựng và thực hiện chiến lược, xây dựng hành lang pháp lý, thực hiện thanh tra, giám sát, xây dựng và đảm bảo cho hoạt động của hệ thống kiểm định có hiệu quả.

Cần có hệ thống kiểm định giáo dục và cơ chế thanh tra, giám sát của Nhà nước và của xã hội đủ mạnh và hiệu quả, có các tổ chức kiểm định độc lập và các quy định chuẩn hóa về đầu ra của học sinh tốt nghiệp, của cơ sở đào tạo, của từng loại nghề nghiệp. Kết quả kiểm định được công khai với cộng đồng, xã hội. Việc kiểm định độc lập và công khai kết quả kiểm định là một trong những đặc điểm của hệ thống mở.

Ở Việt Nam cũng đã có hai trường ĐH mở lớn nhất nước là Viện ĐH Mở Hà Nội và ĐH Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh giờ đã thành những trường ĐH “khép”. GS. TS Lâm Quang Thiệp nêu một nghịch lý : theo quy định của Nhà nước, các trường ĐH trọng điểm phải đi đầu trong việc đào tạo chất lượng cao, hai trường ĐH mở có chức năng đặc biệt là GDM và từ xa. Tuy nhiên, thống kê cho thấy các trường ĐH trọng điểm đều có số sinh viên không chính quy đông, ở một số trường là trên dưới 60% (ĐH Kinh tế quốc

Bách khoa HN...). Trong khi đó, sinh viên không chính quy ở hai trường ĐH mở lại ở mức thấp hơn nhiều. Sự thể cho cảm giác các ĐH mở đang “khép” và nhiều ĐH quốc gia và trọng điểm lại được biến thành các ĐH mở.

Vấn đề đặt ra đối với nước ta trên hành trình xây dựng và triển khai GDM là áp dụng kinh nghiệm thế giới như thế nào vào việc xây dựng chương trình giáo dục và sách giáo khoa để nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Sách giáo khoa cũng như các kết quả NCKH, nếu sử dụng kinh phí Nhà nước, tức là sử dụng tiền đóng thuế của nhân dân thì phải được coi như một lợi ích công.

Xu thế phát triển GDM là hướng vào những lớp học, chương trình và sách giáo khoa mở. Lớp học kiểu mới được tổ chức phù hợp với điều kiện học tập, nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu dạy – học của người dạy và người học. Ở nước ta phổ biến nhất hiện nay vẫn là giáo trình in ấn và được phụ trợ bằng học liệu điện tử dưới dạng đĩa CD, CD-ROM, chương trình trực tuyến, sinh viên có thể giao tiếp, thảo luận qua mạng bằng e-mail.... đây đang là hình thức đào tạo từ xa của một số trường đại học tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hình thức đào tạo này giúp các trường giảm bớt được một số chi phí như : giảng đường, thiết bị, chi phí giảng dạy, điện nước, thời gian học.... Tuy nhiên loại hình GDTX chưa được đầu tư từ nguồn NSNN mà phần lớn các trường đang tự chủ, lấy thu bù chi cho các hoạt động hoặc tranh thủ nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra, chất lượng đào tạo cũng là một thách thức lớn của GDTX, nếu chất lượng đào tạo không được bảo đảm thì GDTX – vốn là một hình thức có ý nghĩa thực tiễn cao, đáp ứng yêu cầu cần thiết của xã hội – sẽ trở thành hình thức đào tạo dễ bị xã hội phê phán.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MỞ (Trang 27 -27 )

×