0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phương pháp và công cụ xác định tổng chi phí

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MỞ (Trang 31 -31 )

Nền kinh tế của nước ta đã và đang trải qua nhiều biến động về cơ chế vận hành, về cơ chế quản lý và theo đó là những thay đổi về chế độ kế toán. Do vậy trên thực tế khi tính toán chi phí các loại tài sản sẽ có nhiều bất hợp lý giữa giá trị trên sổ sách và giá trị thực tế của tài sản, giữa giá trị trên sổ sách và giá trị sử dụng.

khác nhau mặc dù trên thực tế chúng có giá trị sử dụng tương đương nhau. Vậy làm thế nào để tính tương đối chính xác các tổng chi phí TSCĐ của một cơ sở đào tạo đại học khi mà các tài sản đó được hình thành qua các giai đoạn kinh tế khác nhau với những biến động rất lớn về giá? Dưới đây là một số biện pháp:

- Đối với các loại máy móc thiết bị:

Nếu lấy theo giá trị còn lại của tài sản trên cơ sở khấu hao tài sản theo chế độ hiện hành thì có nhiều tài sản đã khấu hao hết giá trị nhưng trên thực tế thì tài sản đó vẫn còn giá trị sử dụng, khi đó sẽ có sự khác biệt đáng kể về CPĐT giữa các cơ sở đào tạo mới thành lập với các cơ sở đào tạo đã hoạt động lâu năm. Nếu đánh giá lại tài sản theo mặt bằng giá hiện hành rồi phân bổ cho số năm sử dụng theo chế độ kế toán hiện hành thì sẽ được kết quả chính xác nhất, nhưng số lượng và cơ cấu tài sản của các trường đại học là rất lớn và phức tạp nên phương pháp này không khả thi, hơn nữa do hao mòn vô hình và hữu hình cũng như tình trạng lạm phát của nền kinh tế, nếu đánh giá lại rồi trừ đi phần khấu hao thì phần giá trị còn lại của tài sản cũng xấp xỉ nguyên giá của tài sản đó. Do vậy, tác giả cho rằng với các tài sản không phải là nhà cửa - vật kiến trúc thì nên lấy nguyên giá để xác định tổng chi phí về tài sản.

- Đối với các công trình là nhà cửa – vật kiến trúc:

Mặc dù cũng chịu tác động từ những biến động của nền kinh tế nhưng giá trị của loại TSCĐ này thường có xu thế đắt dần. Không những thế thời gian sử dụng của loại tài sản này cũng dài hơn so với máy móc thiết bị. Trên thực tế, nhiều tòa nhà đã trải qua hàng chục năm sử dụng nhưng giá trị sử dụng còn rất cao. Do vậy, nếu tính chi phí của loại tài sản này theo giá trị còn lại, từ đó để tính tổng CPĐT của mỗi cơ sở đào tạo sẽ là không thỏa đáng. Phương án khả thi để xử lý tình huống này là đánh giá lại giá trị của các công trình trong nhóm tài sản này theo mặt bằng giá thống nhất. Sau đó lấy tổng giá trị này phân bổ cho số năm cần khấu hao cho loại tài sản này, từ đó có

được chi phí về nhà cửa và các công trình kiến trúc trong một năm của cơ sở đào tạo. Công thức tổng quát để tính tổng chi phí về nhà cửa – vật kiến trúc trong một năm tại các cơ sở đào tạo như sau:

TCPNCi = T P Xii  Trong đó:

+ TCPNCi là tổng chi phí nhà cửa loại i + Xi là số lượng nhà cửa loại i

+ Pi là đơn giá của một đơn vị nhà cửa loại i

+ T là số năm cần để khấu hao giá trị nhà cửa loại i

- Đối với chi phí hàng năm:

Theo quy định hiện hành, trong báo cáo tài chính hàng năm của các trường phải thể hiện được tất cả các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong năm, trong đó có bao gồm cả chi phí phân bổ của phần các loại tài sản nói trên, do vậy trong tổng chi phí hàng năm cảu cơ sở đào tạo sẽ phải bóc tách phần chi này.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MỞ (Trang 31 -31 )

×