Đã có một số công trình khoa học, đề tài nghiên cứu trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nghiên cứu về việc xác định CPĐT bậc đại học (cả loại hình trường công lập và ngoài công lập), nhằm phân tích và đánh giá việc sử dụng chi phí tại các trường đại học một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong một nền giáo dục hiện đại, một nền giáo dục mang tính chất xã hội hóa, nền giáo dục mở thì phương pháp phân tích và đánh giá đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng càng phải cao hơn để các nhà quản lý có thể hiểu được về vấn đề tài chính của cơ sở đào tạo một cách đầy đủ nhằm kịp thời đưa ra các quyết định quản lý để mang lại hiệu quả cho hoạt động quản lý của nhà trường.
Quá trình quản lý CPĐT trong giáo dục, cũng như các quá trình quản lý khác, nhất thiết phải có các hoạt động cơ bản của quản lý gồm các chức năng “Kế - Tổ - Đạo - Kiểm”. Vận dụng khoa học quản lý vào vấn đề CPĐT đòi
đánh giá. Những biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính khoa học: vận dụng sáng tạo những lý luận cơ bản về quản lý chi phí, đồng thời các lý luận đó là cơ sở để luận giải tính hợp lý của các biện pháp. Đáp ứng được nguyên tắc này, hoạt động phân tích và kiểm tra đánh giá sẽ đạt được các yêu cầu: chính xác, khách quan, công bằng và đầy đủ, giúp nhà quản lý tự đánh giá được thực chất hoạt động quản lý của mình để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời cho kết quả hoạt động đào tạo được tốt nhất.