Tăng cường giám sát và kiểm tra chuyên môn trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản lý chi phí đào tạo tại trường đại học hòa bình theo hướng phát triển giáo dục đại học mở (Trang 66)

hiện dự toán và khi quyết toán

3.3.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này nhằm mục đích giúp cho quá trình xét duyệt và quyết toán của lãnh đạo nhà trường được chặt chẽ hơn, nhưng vẫn đảm bảo tính đúng và đủ về thời gian cũng như số tiền cần chi.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý, trong quản lý tài chính mà cụ thể hơn là quản lý các khoản chi thì việc kiểm tra và đánh giá

lại càng quan trọng hơn vì đó chính là cơ sở để quản lý hoạt động thu – chi trong nhà trường cho đúng với kế hoạch đặt ra, đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng chế độ Nhà nước quy định. Thông qua hoạt động này, người kiểm tra sẽ xác lập được một hệ thống thông tin phản hồi, so sánh kết quả thực hiện với các chuẩn mực đã định; xác định những lệch lạc nếu có và đo lường ý nghĩa mức độ của chúng, tiến hành những hành động cần thiết để đảm bảo rằng những nguồn tài chính của nhà Trường được sử dụng một cách hiệu nghiệm và hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Kiểm tra việc sử dụng các nguồn tài chính chi tiết tới từng khoản chi, mục chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ, có đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng chế độ và có đạt được mục tiêu đề ra hay không. Đồng thời, kiểm tra việc quản lý các nguồn tài chính có mang lại hiệu quả thiết thực và đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường hay không.

Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng đào tạo, hợp đồng liên kết… được thực hiện nghiêm túc theo nội dung đã ký kết hay không? Thông qua đó sẽ biết được mức độ thực hiện các kế hoạch đặt ra như thế nào, nếu phát hiện có sai lệch thì phải nhanh chóng khắc phục, điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản lý chi phí đào tạo tại trường đại học hòa bình theo hướng phát triển giáo dục đại học mở (Trang 66)