Theo quy định tại Điều 32, quyết định số 14/2005/QĐ-TTg về chế độ tài chính: “Trường ĐH tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của luật pháp về chế độ kế toán, thống kê, nghĩa vụ với ngân sách và các quy định hiện hành khác có liên quan”. Nguồn tài chính chủ yếu của trường ĐH Hòa Bình là thu từ học phí của người học do đó việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động là rất khó khăn. Đặc biệt là trên thực tế, hệ thống giảng đường của nhà trường vẫn đang còn thiếu và đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản.
Ngày 21 tháng 3 năm 2011 Chủ tịch HĐQT trường ĐH Hòa Bình đã ký quyết định số 72/QĐ-ĐHHB về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ Trường ĐH Hòa Bình, theo đó các nội dung chi và định mức chi được quy định cụ thể, rõ ràng tạo cơ sở pháp lý cho nhà trường hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện thu chi kinh phí có hiệu quả, góp phần tăng cường công tác quản lý hoạt động của trường, khuyến khích người lao động chủ động sáng tạo, đạt hiệu quả và chất lượng.
Có thể nêu một vài điều được quy định về định mức chi tác động trực tiếp đến chi phí đào tạo được trong Quy chế chi tiêu nội bộ trường ĐH Hòa Bình như sau [11, tr. 5-20]:
Điều 7. Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp
1. Tiền lương, phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm
Tiền lương, phụ cấp lương được xây dựng theo nguyên tắc: tiền lương phải hợp với vị trí, nghiệp vụ, công sức đóng góp, hiệu quả công việc và phù hợp với tình hình tài chính của nhà trường và theo quy định chung của Nhà nước.
a. Đối với CBGVCVNV thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội, nhà trường thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN theo tiền lương cơ bản.
b. Đối với CBGVCVNV đã về hưu, không thuộc diện đóng BHXH, thực hiện theo bảng lương được HĐQT phê duyệt
c. Đối với CBGVCVNV được ký HĐLĐ thử việc trong thời gian thử việc được hưởng 70% tiền lương cơ bản, thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không quá 60 ngày đối với lao động khác.
d. Thu nhập cá nhân: tiền lương cơ bản là căn cứ để trường đóng BHXH, BHYT, BHTN. Tiền lương cơ bản bằng tích hệ số lương cộng hệ số phụ cấp chức vụ/hệ số phụ cấp kiêm nhiệm và mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu theo mức Nhà nước quy định.
Thu nhập cá nhân = mức lương tối thiểu (1+K) x (hệ số lương chính + hệ số lương theo trình độ chuyên môn + hệ số phụ cấp chức vụ / hệ số phụ cấp
kiêm nhiệm + phụ cấp ưu đãi ngành)
Trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho người lao động, Hiệu trưởng thống nhất với Chủ tịch HĐQT sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo mức thu nhập tối thiểu của người lao động.
e. Hệ số lương chính, hệ số phụ cấp của lao động thuộc diện đóng BHXH như sau:
e1. Hệ số lương chính theo bảng lương của trường. e2. Các phụ cấp gồm:
STT Các chức danh Hệ số
I Hệ số phụ cấp theo trình độ chuyên môn
1 Trình độ dưới sơ cấp 0,4
2 Trình độ sơ cấp 0,8
3 Trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật 4/7 1,2 4 Trình độ cao đẳng, công nhân kỹ thuật 5/7 1,6 5 Trình độ đại học (còn tập sự), công nhân kỹ thuật 6/7 1,8 6 Trình độ đại học, chuyên viên, giảng viên, hết thời gian tập
sự, CNKT 7/7. Trình độ thạc sỹ (còn tập sự)
2,0
7 Trình độ thạc sỹ, chuyên viên chính, giảng viên chính 2,4 8 Trình độ tiến sỹ, giảng viên cao cấp, chuyên viên cao cấp 2,8
9 TSKH, Phó giáo sư 3,2
10 Giáo sư 3,6
II Hệ số phụ cấp chức vụ và trách nhiệm của cán bộ quản lý
1 Chủ tịch HĐQT 1,1
2 Hiệu trưởng 1,0
3 Phó hiệu trưởng 0,8
4 Trưởng phòng, khoa, kế toán trưởng và cấp tương đương 0,5 5 Phó trưởng phòng, khoa và cấp tương đương 0,4
6 Trưởng bộ môn và tương đương 0,3
7 Phó trưởng bộ môn và tương đương, giám đốc thư viện trường, trưởng phòng thí nghiệm, thực hành thuộc trường
0,2
III Hệ số kiêm nhiệm công tác Đảng, Đoàn
2 Chủ tịch công đoàn 0,4 3 Phó chủ tịch, Trưởng ban thanh tra nhân dân 0,3
IV Hệ số kiêm nhiệm công tác Đoàn TNCS HCM, hội sinh viên
1 Bí thư đoàn trường, chủ tịch BCH hội sinh viên 0,4 2 Phó bí thư đoàn trường, phó chủ tịch hội sinh viên 0,3
V Hệ số ngành là 25% áp dụng cho tất cả các chức danh
- Đối với cán bộ phụ trách nhiều công tác kiêm nhiệm thì chỉ được hưởng kiêm nhiệm chức danh có hệ số cao nhất. Trường hợp có hai chức danh chuyên môn thì chức danh có hệ số thấp hơn coi như kiêm nhiệm, không hưởng lương kiêm nhiệm.
- Mức lương tối thiểu áp dụng theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
2. Lương với cán bộ đi học
Thực hiện theo Quy định tại Điều 23 của Quy định chế độ tuyển dụng, HĐLĐ, tiền lương, phụ cấp, BHXH của trường ĐH Hòa Bình đối với CBGVCVNV
3. Tiền công
- Áp dụng với nhân viên có thời gian hợp đồng lao động dưới một năm.
- Tiền công thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa trường và người lao động.
4. Các khoản phụ cấp khác
a. Phụ cấp ưu đãi ngành: áp dụng theo quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy trong trường công lập thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân. Đối tượng được hưởng là cán bộ, giảng viên, chuyên viên, nhân viên đã ký Hợp đồng lao động với Trường.
c. Phụ cấp giảng dạy các môn Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị theo quy định của Nhà nước.
d. Phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, làm việc ngày lễ, tết được thực hiện theo Luật Lao động.
Điều 10. Chi tiêu hội nghị, hội thảo cấp trường
1. Quy định chung
Trên cơ sở tham khảo thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 của Bộ Tài chính về việc “Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong nước”, nay áp dụng như sau:
a. Hội nghị, hội thảo: bao gồm hoạt động sơ kết, tổng kết, đại hội, các lớp tập huấn, hội thảo chuyên môn, hội nghị triển khai các chế độ, chính sách có quy mô cấp trường. Khi tổ chức hội nghị phải được phép của Chủ tịch HĐQT hoặc Hiệu trưởng phê duyệt bằng văn bản, phải kết hợp nhiều nội dung và chuẩn bị nội dung có chất lượng, phải cân nhắc thành phần, số lượng đại biểu.
b. Thời gian tổ chức hội nghị không quá 2 ngày, tổ chức các lớp tập huấn không quá 10 ngày.
c. Khi tổ chức hội nghị phải có kế hoạch dự trù hàng năm trong dự toán của Trường. Chỉ tổ chức hội nghị đột xuất khi phải thực hiện chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc được Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng đồng ý bằng văn bản.
2. Quy định mức chi tiêu cụ thể
a. Đối với đại biểu, khách mời đến dự hội nghị, hội thảo mà phải lo tiền ăn, tiền ở cho khách thì mức chỉ được quy định như sau:
- Mức chi tiền ăn: + nếu tổ chức ở Hà Nội và TP HCM: 100.000đ/người/ngày + nếu tổ chức tại các tỉnh khác: 70.000đ/người/ngày
+ Nếu tổ chức tại Hà Nội và TP HCM: 250.000đ/người/ngày. Trường hợp chỉ có một đại biểu tham dự hoặc đoàn đi có người khác giới phải thuê phòng riêng thì mức tối đa không vượt quá 350.000đ/người/ngày.
+ Tại các tỉnh khác: 200.000đ/người/ngày. Trường hợp chỉ có một đại biểu tham dự hoặc đoàn đi có người khác giới phải thuê phòng riêng thì mức tối đa không vượt quá 250.000đ/người/ngày.
b. Chi hỗ trợ tiền ăn cho CBGVCVNV của trường tham dự hội nghị, hội thảo theo mức 60.000đ/người/ngày (trong trường hợp trường không phục vụ ăn).
c. Các khoản chi khác được quy định như sau:
- Tiền thuê hội trường trong những ngày hội nghị, hội thảo: thực chi; - Tiền in ấn phục vụ cho hội nghị, hội thảo: thực chi;
- Chi tiền nước uống cho đại biểu, tiền trang trí, tiền thuốc chữa bệnh thông thường, tiền công phục vụ: thực chi;
- Chi tiền chủ trì hội nghị, hội thảo cấp trường: 100.000đ/người/ngày;
- Bài báo cáo tham luận: 75.000đ/bài; nếu có đọc trong hội nghị, hội thảo được tính 100.000đ/bài;
- Bài phát biểu được vận dụng thực hiện theo nghị định 61/2002/NĐ-CP ngày 11/06/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút, viết bài phát biểu của cán bộ cấp trường chi 100.000đ/bài, của lãnh đạo cấp Tỉnh, cấp Bộ chi 150.000đ/bài (kể cả hội nghị, hội thảo do Đảng, Đoàn tổ chức);
- Kinh phí đánh máy, biên tập hoàn chỉnh một kỷ yếu hội thảo khoa học cấp trường chi tối đa 1.000.000đ;
Điều 11. Chi lương cho cán bộ giảng dạy
1. Đối với cán bộ, chuyên viên và giảng viên cơ hữu của Trường
Trên cơ sở vận dụng Điều lệ Trường Đại học được ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học tư thục ban hành theo Quyết định số
chế độ làm việc đối với giảng viên được ban hành kèm theo Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Trường quy định như sau:
- Đối với cán bộ quản lý các phòng ban, chuyên viên, nhân viên làm việc theo hành chính hoặc đối với giảng viên sau khi được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo nếu không còn giữ chức danh giảng viên phải bảo đảm 240 đến 250 ngày công/năm được hưởng phần lương chính cơ bản theo hệ số lương được quy định ở Điều 7.
- Đối với giảng viên cơ hữu khi được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý, Đảng, Đoàn thể nhưng không chuyển sang ngạch cán bộ quản lý được giảm định mức tiết chuẩn giảng dạy. Nếu thực hiện giờ chuẩn hoặc quy đổi đạt từ 280 – 360 giờ chuẩn thì hưởng thu nhập cá nhân được quy tại Điều 7, nếu không đạt định mức thì Trưởng khoa phải có văn bản giải trình đề nghị Hiệu trưởng quyết định.
Giảng viên cơ hữu thực hiện giờ chuẩn hoặc quy đổi theo quy định mức từ 280 – 360 giờ chuẩn được hưởng thu nhập theo quy định tại Điều 7. Nếu không đạt định mức, Trưởng khoa phải có văn bản gửi nhà Trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định. Nếu vượt định mức sẽ được thanh toán theo mức của giảng viên thỉnh giảng tương ứng nhưng không được vượt quá 100 giờ chuẩn/năm. Giảng viên cơ hữu trong thời gian tập sự sẽ được hưởng 85% hệ số lương khởi điểm của ngạch tuyển dụng và hưởng phụ cấp theo trình độ chuyên môn tại mục e2, khoản 1, điều 7.
Giảng viên cơ hữu trả lương theo sản phẩm được hưởng thu nhập theo giờ giảng và thời gian thực hiện các công tác khác được quy đổi theo giờ chuẩn. Lương theo giờ chuẩn được quy định trong Hợp đồng giảng dạy.
2. Đối với cán bộ giảng viên giảng dạy thỉnh giảng
- Cán bộ giảng viên giảng dạy hợp đồng tập thể: các khoản thù lao cho cán bộ giảng dạy như: tiết giảng, ra đề thi, chấm thi, tiền tàu xe, lưu trú, tiền ăn… trường chi theo hợp đồng.
- Cán bộ giảng viên giảng dạy hợp đồng cá nhân đúng chuyên ngành (kể cả các CBGVCV trong trường hợp) áp dụng như sau:
ĐVT: đồng/giờ chuẩn Trình độ CB giảng dạy Trình độ sinh viên Cao đẳng Cử nhân, Kỹ sư, CNKT bậc cao Thạc sỹ, CV chính, GV chính Tiến sĩ, CV cao cấp, GV cao cấp Phó giáo sư, TSKH Giáo sư Đại học 60.000 – 70.000 70.000 – 80.000 80.000 – 90.000 90.000 – 100.000 110.000 Cao đẳng 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 Trung cấp chuyên nghiệp 45.000 50.000 60.000 65.000 75.000 Dạy nghề 40.000 45.000 50.000 55.000 60.000 65.000 - Định mức một tiết dạy thí nghiệm, thực hành bằng 1/2 tiết dạy lý thuyết. - Hệ số lớp đông: lớp <=60sv : 1 ; lớp từ 61 – 100sv : 1,1 ; lớp từ 101 – 150sv : 1,2 ; lớp từ 151sv trở lên: 1,3;
- Chi công tác chủ nhiệm lớp: thực hiện theo “Hướng dẫn số 267/HD – ĐHHB ngày 12/12/2010 của Trường.
- Đối với một số môn đặc thù, mức thù lao do Hiệu trưởng quyết định. Điều 20. Chi vật tư phục vụ giảng dạy
1. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, trên cơ sở số tiết thực hành từng môn học và số lượng sinh viên của từng lớp, khoa dự trù vật tư phục vụ giảng dạy cho từng học kỳ trình Ban giám hiệu duyệt.
2. Việc tổ chức mua vật tư, quản lý vật tư phải có sự phối hợp giữa các phòng khoa với phòng Quản trị trên cơ sở tham khảo quy định tài chính hiện hành của Nhà nước và theo các quy định của trường.
3. Trong quá trình thực hành phải hết sức tiết kiệm vật tư. Sau khi thực hành xong, vật tư dư thừa và sản phẩm (nếu có) phải được khoa quản lý. Cuối học kỳ khoa phải hành kê khai các phế liệu thu hồi (nếu có) và thanh lý nộp về trường.
4. Trong việc mua sắm thiết bị, vật tư cho trường, khi cơ sở kinh doanh có chính sách trích hoa hồng thì người nhận phải nộp vào quỹ phúc lợi nhà trường và báo cáo cụ thể cho Ban giám hiệu. Nếu vi phạm thì tùy theo mức độ trường sẽ xử lý kỷ luật.
Trên đây là một số quy định cụ thể các khoản chi lớn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đào tạo của nhà trường, ngoài ra còn một số chi phí khác như: ra đề thi, coi thi, chấm thi, công tác phí, nghiên cứu khoa học cấp cơ sở… đều được quy định chi tiết trong Quy chế chi tiêu nội bộ trường ĐH Hòa Bình.