Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa luận văn ths (Trang 73)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn

bàn tỉnh Thanh Hóa

2.3.1. Những thành quả đạt được trong việc phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Về khai thác và đánh bắt:

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, thời gian qua, Thanh Hóa đã tiếp tục triển khai kịp thời, có hiệu quả chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ (đóng mới 90 tàu cá có công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp số tàu cá công suất từ 90CV đến dƣới 400CV lên tàu cá có công suất trên 400CV theo nhu cầu của chủ tàu). Giảm dần tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, tăng tàu cá khai thác xa bờ; phát triển các nghề khai thác có hiệu quả, giảm những nghề khai thác kém hiệu quả, đặc biệt là những nghề gây xâm hại đến nguồn lợi thủy sản. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý tàu cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ðể cho tàu cá, tàu dịch vụ hoạt động an toàn, hiệu quả trên biển, đến nay, hầu hết tàu cá đƣợc trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa. Các loại máy định vị đƣợc các tàu cá sử dụng khá phổ biến. Song, đã có sự phối hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trên biển giữa các ngƣ dân trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tỉnh không chỉ tập trung phát triển năng lực đánh bắt, khai thác hải sản từ biển, mà còn khai thác lợi thế vùng ven biển, mặt biển, các ao, hồ để mở

64

rộng diện tích nuôi thủy sản và đƣa thêm nhiều đối tƣợng nuôi mới vào thực tế sản xuất. Theo thống kê năm 2015, toàn tỉnh có 18.050 ha nuôi trồng thủy sản và 1.500 lồng nuôi cá biển. Các đối tƣợng nuôi chủ lực là tôm sú, tôm he chân trắng, ngao bến tre và cá rô phi đơn tính...

Về nuôi trồng thủy sản:

Đã dần dần từng bƣớc hƣớng đến khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản. Tăng cƣờng hoạt động nuôi trồng. Cụ thể: Phát triển nuôi trồng thủy sản cả mặn, lợ, ngọt đảm bảo điều kiện nuôi an toàn dịch bệnh; tập trung phát triển các đối tƣợng nuôi có giá trị và xuất khẩu (tôm sú, tôm chân trắng, ngao Bến tre và cá rô phi đơn tính). Khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng thâm canh, nuôi công nghệ cao, thực hành quy trình nuôi tốt (GAP) theo quy chuẩn quốc tế.

- Triển khai xây dựng dự án nuôi tôm chân trắng thâm canh tại huyện Nga Sơn và Tĩnh Gia. Tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Thanh Hoá với diện tích 380 ha và chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và trang trại tổng hợp (lúa – cá, lúa - cá - vịt).

Về chế biến và tiêu thụ thủy sản: Khi sản lƣợng sản xuất đạt khá, công nghiệp chế biến cũng phát triển tƣơng ứng, mang lại giá trị tăng thêm khá lớn. Cũng nhƣ nhiều vùng biển khác, chế biến thủy sản ở Thanh Hóa đã đƣợc quan tâm phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Các nhà máy chế biến xuất khẩu đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp với thiết bị ngày càng hiện đại, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hƣớng sản xuất hàng hóa, phục vụ tích cực nhiệm vụ xuất khẩu trên địa bàn. Hiện tại, toàn tỉnh có 81 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thủy sản và gần 1.000 cơ sở (các hộ gia đình) tham gia chế biến thủy sản. Theo đó, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2014 đạt 69 triệu USD, trong đó xuất khẩu chính ngạch đạt 22,72 triệu USD, xuất khẩu tiểu ngạch đạt 46,28 triệu USD.

Đi đôi với phát triển sản xuất, hạ tầng nghề cá đƣợc đặc biệt quan tâm đầu tƣ xây dựng. Các cảng cá, bến cá lớn nhƣ Lạch Hới, Lạch Bạng, Hòa Lộc, Lạch

65

Trƣờng, Quảng Nham, đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh. Các bến cá Hải Châu, Hoằng Phụ đƣợc xây dựng từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới dự kiến hoàn thành trong năm 2015.

2.3.2. Nguyên nhân và hạn chế

Dịch bệnh thƣờng xuyên: Dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi đang ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là tôm. Là loài động vật chân khớp sống ở vùng nƣớc lợ gần biển, tôm rất dễ nhiễm các loài bệnh dịch khi môi trƣờng xung quanh không đảm bảo. Loài tôm sú có đặc tính khó nuôi hơn tôm chân trắng nên nguy cơ mắc bệnh dịch cũng cao hơn. Hơn nữa, hầu hết các hộ nông dân và cả một số doanh nghiệp nuôi tôm (hoặc một số loài thủy sản khác) hầu nhƣ không đƣợc đào tạo một cách hệ thống các kiến thức, công nghệ trong nuôi trồng từ các cơ quan chức năng, nên không có khả năng phòng ngừa và xử lý bệnh dịch. Điều này khiến các đợt bệnh dịch trên tôm thƣờng xuyên xảy ra gây rất nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp và các hộ nuôidẫm đến một số doanh nghiệp, hộ chăn nuôi phá sản, không còn khả năng thanh toán tiền vay cho ngân hàng. Ngoài ra, nó cũng tạo ra sự thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đây không chỉ là khó khăn riêng của ngành tôm mà của bất kỳ loài thủy sản nuôi trồng nào khác, khi trình độ công nghệ và kiến thức nuôi trồng của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế.

Khả năng tiếp cận vốn: Đặc trƣng của ngành thủy sản là cần nguồn vốn đầu tƣ ban đầu và nguồn vốn lƣu động lớn để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh doanh khó khăn nhƣ thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đều hạn chế hỗ trợ vốn cho ngƣời nuôi và doanh nghiệp để hạn chế rủi ro tín dụng, một số đối tƣợng còn tồn động dƣ nợ cũ cao càng khiến các ngân hàng trở nên thận trọng hơn. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho cả ngƣời nuôi và doanh nghiệp, khiến họ không kịp xoay sở vốn cho hoạt động kinh doanh, một số thậm chí phải treo ao, tạm dừng hoạt động. Thời gian gần đây, dù chính phủ đã ra chỉ đạo cho vay hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp thủy sản nhƣng nhìn chung khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng vẫn chƣa đƣợc cải thiện đáng kể.

66

Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu: Do không đƣợc quản lý và qui định chặt chẽ, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã tăng lên trong các năm qua mà thiếu sự kiểm soát về chất lƣợng, hoạt động. Các doanh nghiệp nhỏ với tƣ duy ngắn hạn, thƣờng không đảm bảo về chất lƣợng sản phẩm, bán phá giá sản phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn, tồn kho cao, dẫn đến tình trạng các khách hàng lợi dụng ép giá các doanh nghiệp khác vừa gây thiệt chung cho các doanh nghiệp vừa làm ảnh hƣởng đến hình ảnh sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu: Dù có nhiều thuận lợi trong việc phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản nhƣng trong ngắn hạn, nguồn nguyên liệu cho toàn ngành đƣợc dự báo sẽ tiếp tục thiếu hụt, không ổn định. Điều này là do các chi phí đầu vào cho hoạt động nuôi trồng, khai thác hiện nay vẫn còn khá cao, và chƣa thể sớm suy giảm để đẩy mạnh phát triển theo kế hoạch. Các doanh nghiệp buộc phải tiếp tục nhập khẩu một phần nguyên liệu để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu.

Thách thức vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: Các thị trƣờng nhập khẩu ngày càng đặt ra yêu cầu khắt khe hơn về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, một mặt giúp đảm bảo sự an toàn cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, mặt khác hoạt động bảo hộ hiệu quả nhằm điều tiết thị trƣờng thủy sản của tại quốc gia đó.

Đối với ngành tôm, dù có nhiều nỗ lực tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến tôm, nhƣng các doanh nghiệp chế biến tôm vẫn thƣờng xuyên gặp phải những rào cản, những quy định có liên quan đến các kháng sinh cấm ở các thị trƣờng nhập khẩu, đặc biệt là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất Nhật Bản. Sau các vấn đề về Trifluralin, Enrofloxacin, giờ là đến Ethoxyquin, khiến các doanh nghiệp tôm gặp khó khăn trong nuôi trồng và chế biến. Điều này là do ngành tôm nói riêng và ngành thủy sản nói chung thiếu sự nghiên cứu kỹ lƣỡng về các qui định ở các thị trƣờng xuất khẩu, dẫn đến thiếu một qui trình kiểm soát chuỗi đồng bộ, nghiêm ngặt từ con giống, thức ăn, thuốc, nuôi trồng, chế biến, vận chuyển, xuất khẩu.

67

Rào cản thƣơng mại và xu hƣớng bảo hộ ngày càng tăng: Trƣớc áp lực gia tăng của sản phẩm thủy sản nhập khẩu, gây tác động tiêu cực cho các nhà chế biến thủy sản nội địa, nhiều nƣớc đã thực thi một số biện pháp (nhƣ các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ đối với ngành cá tra và tôm Việt Nam thời gian qua) nhằm hạn chế sự gia nhập của các sản phẩm ngoại nhập, bảo hộ ngành sản xuất thủy sản trong nƣớc.

Ngoài ra, trƣớc áp lực cạnh tranh toàn cầu, nhiều nƣớc cũng thực hiện chiến lƣợc truyền thông nhằm tăng cƣờng quảng bá các sản phẩm trong nƣớc, so sánh làm giảm giá trị các sản phẩm thủy sản Việt Nam tạo ra nhiều thách thức trong việc tăng trƣởng xuất khẩu và duy trì hình ảnh ngành thủy sản Việt Nam tại thị trƣờng các quốc gia khác. .

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên đây, trong đó, luận án chú ýđến việc chậm thích ứng với biến đổi môi trƣờng quốc tế; hệ thống luật pháp chƣa thực sự hoàn chỉnh, vẫn chƣa tạo đƣợc sự thuận lợi trong môi trƣờng pháp lý đối với phát triển kinh tế ven biển; công tác quy hoạch phát triển kinh tế ven biển còn chậm; hoạt động quy hoạch vẫn thiếu tầm nhìn dài hạn mang tính chiến lƣợc. Bên cạnh đó, những khó khăn về năng lực tổ chức, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc thực thi phát triển kinh tế ven biển còn nhiều bất cập.

68

CHƢƠNG III: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

Để thủy sản của tỉnh trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, cơ bản có những đóng góp tích cực trong ngành thủy sản của cả nƣớc nói chung và của khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng, đồng thời tiếp tục phát triển toàn diện theo hƣớng bền vững, có thƣơng hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hô ̣i nh ập kinh tế quốc tế, đảm bảo an sinh xã hội , nâng cao mức sống, điều kiện sống của cô ̣ng đồng ngƣ dân, kết hợp chặt chẽ giữa phát kinh tế thủy sản với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc, vấn đề đặt ra cho ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa hiện nay là cần phải xác định đƣợc quan điểm, mục tiêu, xây dựng các phƣơng án phát triển phù hợp, các giải pháp cụ thể có tính khả thi cao.

Vì vậy, định hƣớng tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Thanh Hóa là c ần thiết và cấp bách, nhằm cơ cấu và tổ chức lại sản xuất một cách h ợp lý, xác định đƣợc những giải pháp phù hợp để chủ đô ̣ng trong tận dụng lợi thế, cơ hội đ ồng thời giải quyết đƣợc các khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới, đƣa ngành th ủy sản tiếp tục phát triển ổn định, bền vững chủ đô ̣ng thích ứng với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.

3.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển bền vững ngành Thủy sản Thanh Hóa Thanh Hóa

3.1.1 Quan điểm phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Năm 2014, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã đã xây dựng Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" với mục tiêu tổng quát là duy trì tăng trƣởng, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, hiệu quả và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho nông dân và mức sống của cƣ dân nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo, đảm bảo an ninh lƣơng thực và an ninh dinh dƣỡng góp phần giảm tỷ lệ đói

69

nghèo; tăng cƣờng công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trƣờng, khai thác tốt lợi ích về môi trƣờng, nâng cao năng lực quản lý rủi ro về thời tiết và thiên tai, góp phần thực hiện chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của quốc gia.

Theo đó, về thủy sản, tỉnh hƣớng đến giảm dần sản lƣợng khai thác ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ; giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến. Cụ thể:

Trong giai đoạn 2015- 2020 chú trọng đầu tƣ phát triển các hoạt động nuôi trồng nhằm đƣa ngành thủy sản trở thành ngành chủ lực trong phát triển ngành thủy sản của tỉnh. Bên cạnh đó, định hƣớng phát triển nuôi trồng thủy sản cả về chiều rộng và chiều sâu dựa trên tiềm năng và lợi thế của từng vùng trên cơ sở nghề cá nhân dân đẩy nhanh việc hình thành các vùng chuyên canh; sản xuất hàng hóa tập trung đối với các vùng nuôi thủy sản nƣớc ngọt, mặn, lợ, có điều kiện thuận lợi.

Ngoài ra, để phát triển thủy sản Thanh Hóa một cách bền vững, tỉnh hƣớng đến mục tiêu phát triển khai thác thủy sản một cách hiệu quả trên cơ sở giảm nghề khai thác ven bờ một cách hợp lý, tăng cƣờng năng lực cho khai thác xa bờ đảm bảo đủ điều kiện tham gia khai thác vùng biển ngoài tỉnh; tập trung đầu tƣ cải hoán nâng cấp các tàu thuyền, thực hiện đóng mới và đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật khai thác cho ngƣ dân, chuyển giao công nghệ khai thác đánh bắt tiên tiến, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với địa phƣơng và không gây tác động tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản.

Hoạt động chế biến thủy sản đƣợc định hƣớng chú trọng đến nghiên cứu cải tiến công nghệ bảo quản, chế biến, bao bì, nhãn mác, tiếp thị quảng bá sản phẩm nhằm tạo nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng cho nhu cầu thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Tăng cƣờng đào tạo kiến thức và kỹ năng bảo đảm ATTP và vệ sinh môi trƣờng. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho ngành thủy sản đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, trong đó tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi thuỷ sản tập trung và phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản ở những vùng

70

có điều kiện thuận lợi để cung cấp đủ nhu cầu giống cho nghề nuôi thƣơng phẩm trên địa bàn của tỉnh.

3.1.2. Định hướng phát triển bền vững tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Thủy sản vẫn là ngành kinh tế có thế mạnh, còn nhiều tiềm năng để phát triển. Mục tiêu đến năm 2020 của Thanh Hóa là phát triển thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, ổn định để bảo đảm mục tiêu tăng trƣởng nông - lâm - ngƣ nghiệp của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân. Phấn đấu tổng sản lƣợng thủy sản đến năm 2020 đạt 190.000 tấn; trong đó, sản lƣợng khai thác đạt 125.000 tấn, sản lƣợng nuôi trồng đạt 65.000 tấn.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, UBND tỉnh cũng đã định hƣớng hoạt động phát triển: cần tập trung phát triển thủy sản theo hƣớng hiệu quả, an toàn và bền vững; gắn phát triển thủy sản với tăng cƣờng quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; tập trung huy động, quản lý và sử

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa luận văn ths (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)