7. Kết cấu luận văn
3.2.2. Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa
Xuất phát từ thực tế nuôi trồng thủy sản tỉnh, tác giả đề xuất một số những giải pháp sau:
78
Quy hoạch các diện tích nuôi trồng, hình thức và đối tượng nuôi cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của vùng
Việc quy hoạch phải phát triển nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa cần xem xét đến sự phù hợp với quy hoạch tổng thể KT-XH của khu vực. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng quy hoạch, lƣu ý phải bảo đảm sử dụng và khai thác tài nguyên nƣớc, đất, rừng và các tài nguyên liên quan sao cho đạt đƣợc tối ƣu các mục tiêu kinh tế, xã hội một cách công bằng mà không tác động xấu đến sự bền vững hiện tại vàtƣơng lai của các hệ thống môi trƣờng, hệ thống sinh thái của các sinh vật.
Hình 3.1: Mối liên hệ giữa các nhân tố trong việc nuôi trồng thủy sản
Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản cần hƣớng đến phƣơng thức tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, cơ cấu đối tƣợng nuôi tạo nên những nhóm sản phẩm chủ lực hƣớng vào khung cơ cấu thị trƣờng. Bên cạnh đó, nhƣ đã đề cập ở phần khuyến nghị trên, lãnh đạo tỉnh cần cân nhắc, lồng ghép các yếu tố môi trƣờng.
Đối với hoạt động lƣu thoát mƣớc và sử dụng nƣớc: Chú trọng việc cấp thoát nƣớc, cân bằng và phân phối nguồn nƣớc, phân chia tiểu vùng theo quan niệm sử dụng nguồn nƣớc tại địa phƣơng. Cán bộ kỹ thuật địa phƣơng cần có sự hỗ trợ đối với các hộ chăn nuôi trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành các trang trại chăn nuôi...
Thị trƣờng đầu ra và đầu vào: Căn cứ quy hoạch tổng thể chung của cả nƣớc, nhu cầu của thị trƣờng và mức độ phù hợp của các loại giống, địa phƣờng cần xây
79
dựng mục tiêu, lộ trình và xác định nhóm đối tƣợng nuôi trong thời gian tới, đón đầu nhƣng phải giải quyết đƣợc thị trƣờng, chọn các đối tƣợng nuôi thân thiện môi trƣờng để đảm bảo an toàn sinh thái.
Đối với quy hoạch thủy lợi: có sự giám sát và điều chỉnh nphù hợp với quy hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phối hợp giữa các ngành liên quan để xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, trong đó chú ý đến thủy lợi phục vụ thủy sản. Nghiên cứu và ứng dụng các phƣơng thức nuôi (thâm canh, bán thâm canh,...). Mô hình nuôi kết hợp, xen canh, luân canh,...
+ Nguồn nhân lực: Có kế hoạch, quy hoạch và định hƣớng phát triển nguồn nhân lực cho trƣớc mắt và lâu dài để đáp ứng nhu cầu thực tế về cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Vốn: Trong công tác hỗ trợ đối với doanh nghiệp, cá nhân, Thanh Hóa cần yêu cầu các doanh nghiệp, các hộ sản xuất phải xây dựng các kế hoạch, định hƣớng khả thi trong sản xuất, nuôi trồng. Từ đó đƣa ra đƣợc quyết định đối với cơ cấu vốn, nguồn vốn,...
Do qui hoạch phát triển nuôi trồng thủ sản liên quan và phụ thuộc vào quy hoạch nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, xây dựng cụm dân cƣ, du lịch ... Vì vậy quy hoạch phải có sự gắn bó theo hƣớng nông – lâm – thủy sản kết hợp, tạo điều kiện cùng phát triển, khai thác lợi thế tối đa của đất, nƣớc, lao động trên địa bàn.
Các huyện, địa phƣơng cũng chú ý xây dựng quy hoạch chi tiết thiết kế từng cánh đồng nuôi, cụ thể các loại hình nuôi sau khi có quy hoạch chuyển đổi toàn vùng đƣợc phê duyệt, bảo đảm thống nhất với qui hoạch chung. Có các chế tài, quy định cụ thể đối với ngƣời nuôi tuân thủ các quy hoạch phát triển tổng thể. Khuyến khích nuôi thâm canh ở những vùng nuôi đã đƣợc khảo sát kỹ, không phát triển nuôi tràn lan.
Cần phải xác định rằng các quy hoạch phát triển thủy sản là qui hoạch có tính linh hoạt xu hƣớng mở, song vẫn chịu tác động và bị chi phối bởi các qui hoạch cố định cuả các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, sự phát triển nuôi trồng thủy sảntrên địa bàn tỉnh cho đến nay vẫn thiếu sự định hƣớng chung, tổng thể. Các hộ
80
sản xuất, chăn nuôi phát triển theo hƣớng tự phát. Chính vì vậy, việc quy hoạch là rất cần thiết. Dựa vào đặc điểm của từng vùng, điều kiện tự nhiên, khí hậu, quy hoạch thủy lợi để xác định vùng nuôi, đối tƣợng nuôi, hình thức nuôi phù hợp.
Nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt: Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thanh Hóacó tiềm năng to lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt. Giai đoạn đầu, địa phƣơng cần xác định việc thực hiện lấy mở rộng diện tích để tăng sản lƣợng và giá trị, dần từng bƣớc phát triển theo hƣớng chuyển đổi hình thức nuôi trồng và hỗ trợ công nghệ, đầu tƣ hợp lý theo khả năng của dân và khả năng huy động vốn đầu tƣ của nhà nƣớc, doanh nghiệp, cá nhân…
Giải quyết tốt khâu giống cho nuôi trồng thuỷ sản
Để đáp ứng tốt nhu cầu về giống ngành thủy sản Thanh Hóa cần:
- Triển khai chƣơng trình phát triển giống thủy sản:Trong đó, một mặt hoàn thiện và từng bƣớc hiện đại hoá hệ thống sản xuất giống thủy sản nhằm chủ động đáp ứng đủ giống tốt, kịp thời vụ, đa dạng về giống loài thủy sản nuôi, phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả và bền vững.
- Có các phƣơng án hỗ trợ, chủ động nghiên cứu, nuôi trồng đủ về số lƣợng, đa dạng về chủng loại, phù hợp với điều kiện phát triển tại địa phƣơng.
- Đảm bảo có đầy đủ các hƣớng dẫn quy trình chăm sóc, nuôi trồng giống thủy sản. Đặc biệt là các giống có khả năng nuôi nhƣng chƣa ứng dụng tại Việt Nam.
- Trƣớc khi triển khai nhân giống, cần theo dõi quá trình phát triển của loài, có hƣớng dẫn nuôi thả cụ thể.
- Có lộ trình, quy hoạch vùng nuôi trồng cụ thể. Tránh việc tập trung nuôi quá nhiều dẫn đến ép giá đầu ra sau này.
- Có các biện pháp hỗ trợ nhằm triển khai hoạt động bình ổn giá đối với giống thủy sản.
81
Hƣớng đến mục tiêu, nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu từng bƣớc làm chủ công nghệ sản xuất giống để hình thành tập đoàn giống thủy sản đa dạng, có giá trị kinh tế phục vụ phát triển nuôi trồng ở các vùng sinh thái nƣớc ngọt và nƣớc lợ.
Đảm bảo thức ăn cho nuôi trồng thủy sản
Để giải quyết vấn đề thực ăn cho nuôi trồng thủy sản hiện nay, một mặt cần chú ý đến hoạt động sản xuất, mặt khác vẫn phải tiếp tục nhập từ các vùng khác, nhập khẩu từ các nƣớc khác, nhất là từ các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Đài Loan...
- Cần thực hiện cơ cấu phát triển nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt nhằm xây dựng nguồn nguyên liệu chủ động để phục vụ sản xuất đối với các loại thức ăn đơn giản.
- Có kế hoạch và chƣơng trình cụ thể về vốn, nhân lực, khoa học công nghệ, hỗ trợ về chính sách, vốn đối với việc xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn, chủ động đầu vào, tránh phụ thuộc nguồn nhập khẩu.
- Đối với thức ăn nhập khẩu, cần kiểm soát chất lƣợng, nguồn gốc và mức độ phù hợp với các quy chuẩn cho phép trong khi địa phƣơng chƣa chủ động đƣợc nguồn thức ăn. Bên cạnh đó, sử dụng các công cụ tài chính để giảm rủi ro các biến động về giá đối với thức ăn nhập khẩu.
Thực hiện có hiệu quả phòng trừ dịch bệnh
- Phải xây dựng kế hoạch và có lịch trình hƣớng dẫn phòng trừ dịch bệnh ngay từ đầu, tức là phải thực hiện tốt các khâu kỹ thuật nhƣ chuẩn bị ao nuôi, cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi, chuẩn bị nƣớc nuôi, tẩm thuốc cho con giống... theo phƣơng châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
- Thƣờng xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời mầm bệnh. Khi đã xuất hiện mầm bệnh phải tìm mọi cách để giảm thiểu đến mức thấp nhất sự lây lan, điều này đòi hỏi cả ý thức cộng đồng của chính các hộ nuôi.
- Có phƣơng án kiểm tra giống, thử phản úng giống trƣớc khi thả, nuôi trồng đồng loạt.
82
- Phải kiểm tra chặt chẽ giống nhập nội, giống trƣớc khi thả xuống ao, đầm để nuôi. Đồng thời cần phối hợp các trung tâm nghiên cứu, tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng và chữa bệnh cho các loại đặc sản cho tôm, cá, đặc biệt là các loại giống cá mới nhƣ cá bỗng, cua, tôm... Khi có dịch bệnh xảy ra, cần phải nhanh chóng phối hợp với các cơ quan nghiên cứu để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại cho nông ngƣ dân.
Thực hiện tốt công tác khuyến ngư: Công tác khuyến ngƣ nhằm mục tiêu trang bị cho ngƣ dân và nông dân nuôi trồng thủy sản kiến thức về nuôi trồng thủy sản bền vững và sơ chế bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
- Mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng thƣờng xuyên đối với các nội dung phổ biến nhƣ: công nghệ nuôi, giống mới và sử dụng thức ăn công nghiệp; bảo vệ môi trƣờng và phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn môi trƣờng vùng nuôi theo các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế đến với các địa phƣơng, đơn vị, cá nhân ngƣời sản xuất.
- Tăng cƣờng các Chƣơng trình khuyến ngƣ trọng điểm, đào tạo nghề, hƣớng dẫn quản lý và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các mô hình khuyến ngƣ, các mô hình trình diễn phù hợp, phổ biến và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả.
- Xây dựng mối quan hệ, liên kết chặt chẽ giữa khuyến nông và khuyến ngƣ để chuyển giao công nghệ canh tác.
- Phối hợp với các viện nghiên cứu, các trung tâm khuyến ngƣ, khuyến nông, các tổ chức khuyến ngƣ để chuyển tải những kết quả nghiên cứu, những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã tổng kết bằng hình thức tập huấn xuống đến dân.
- Có chính sách nhằm đa dạng hoá loại hình khuyến ngƣ, đƣa công nghệ mới vào sản xuất. Phổ biến kỹ thuật nuôi trồng trên sách khổ nhỏ, tờ gấp, tờ tranh, băng ghi hình, trên sóng phát thanh, truyền hình...cho nhân dân dễ hiểu, dễ tiếp thu.
83
Việc nuôi thủy sản tự phát và sử dụng thức ăn, thuốc kháng sinh, chất thải nuôi trồng làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng, đe dọa phát triển bền vững. Chính vì thế việc nâng cao tính bền vững môi trƣờng trong nuôi trồng là một vấn đề cần thực hiện. Theo đó, quy hoạch phải bảo đảm an toàn vệ sinh môi trƣờng; coi trọng xử lý các nguồn nƣớc thải của các vùng nuôi trƣớc khi đổ trở lại môi trƣờng; bảo tồn sinh thái để tạo thế cạnh tranh bền vững, bảo vệ bằng đƣợc môi trƣờng nƣớc. Về lâu dài phải xây dựng bản đồ thích nghi các hệ thống sinh thái cho nuôi trồng. Phân lập và thiết kế các khu nuôi tập trung.