7. Kết cấu luận văn
2.3.2. Nguyên nhân và hạn chế
Dịch bệnh thƣờng xuyên: Dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi đang ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là tôm. Là loài động vật chân khớp sống ở vùng nƣớc lợ gần biển, tôm rất dễ nhiễm các loài bệnh dịch khi môi trƣờng xung quanh không đảm bảo. Loài tôm sú có đặc tính khó nuôi hơn tôm chân trắng nên nguy cơ mắc bệnh dịch cũng cao hơn. Hơn nữa, hầu hết các hộ nông dân và cả một số doanh nghiệp nuôi tôm (hoặc một số loài thủy sản khác) hầu nhƣ không đƣợc đào tạo một cách hệ thống các kiến thức, công nghệ trong nuôi trồng từ các cơ quan chức năng, nên không có khả năng phòng ngừa và xử lý bệnh dịch. Điều này khiến các đợt bệnh dịch trên tôm thƣờng xuyên xảy ra gây rất nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp và các hộ nuôidẫm đến một số doanh nghiệp, hộ chăn nuôi phá sản, không còn khả năng thanh toán tiền vay cho ngân hàng. Ngoài ra, nó cũng tạo ra sự thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đây không chỉ là khó khăn riêng của ngành tôm mà của bất kỳ loài thủy sản nuôi trồng nào khác, khi trình độ công nghệ và kiến thức nuôi trồng của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế.
Khả năng tiếp cận vốn: Đặc trƣng của ngành thủy sản là cần nguồn vốn đầu tƣ ban đầu và nguồn vốn lƣu động lớn để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh doanh khó khăn nhƣ thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đều hạn chế hỗ trợ vốn cho ngƣời nuôi và doanh nghiệp để hạn chế rủi ro tín dụng, một số đối tƣợng còn tồn động dƣ nợ cũ cao càng khiến các ngân hàng trở nên thận trọng hơn. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho cả ngƣời nuôi và doanh nghiệp, khiến họ không kịp xoay sở vốn cho hoạt động kinh doanh, một số thậm chí phải treo ao, tạm dừng hoạt động. Thời gian gần đây, dù chính phủ đã ra chỉ đạo cho vay hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp thủy sản nhƣng nhìn chung khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng vẫn chƣa đƣợc cải thiện đáng kể.
66
Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu: Do không đƣợc quản lý và qui định chặt chẽ, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã tăng lên trong các năm qua mà thiếu sự kiểm soát về chất lƣợng, hoạt động. Các doanh nghiệp nhỏ với tƣ duy ngắn hạn, thƣờng không đảm bảo về chất lƣợng sản phẩm, bán phá giá sản phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn, tồn kho cao, dẫn đến tình trạng các khách hàng lợi dụng ép giá các doanh nghiệp khác vừa gây thiệt chung cho các doanh nghiệp vừa làm ảnh hƣởng đến hình ảnh sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu: Dù có nhiều thuận lợi trong việc phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản nhƣng trong ngắn hạn, nguồn nguyên liệu cho toàn ngành đƣợc dự báo sẽ tiếp tục thiếu hụt, không ổn định. Điều này là do các chi phí đầu vào cho hoạt động nuôi trồng, khai thác hiện nay vẫn còn khá cao, và chƣa thể sớm suy giảm để đẩy mạnh phát triển theo kế hoạch. Các doanh nghiệp buộc phải tiếp tục nhập khẩu một phần nguyên liệu để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu.
Thách thức vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: Các thị trƣờng nhập khẩu ngày càng đặt ra yêu cầu khắt khe hơn về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, một mặt giúp đảm bảo sự an toàn cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, mặt khác hoạt động bảo hộ hiệu quả nhằm điều tiết thị trƣờng thủy sản của tại quốc gia đó.
Đối với ngành tôm, dù có nhiều nỗ lực tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến tôm, nhƣng các doanh nghiệp chế biến tôm vẫn thƣờng xuyên gặp phải những rào cản, những quy định có liên quan đến các kháng sinh cấm ở các thị trƣờng nhập khẩu, đặc biệt là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất Nhật Bản. Sau các vấn đề về Trifluralin, Enrofloxacin, giờ là đến Ethoxyquin, khiến các doanh nghiệp tôm gặp khó khăn trong nuôi trồng và chế biến. Điều này là do ngành tôm nói riêng và ngành thủy sản nói chung thiếu sự nghiên cứu kỹ lƣỡng về các qui định ở các thị trƣờng xuất khẩu, dẫn đến thiếu một qui trình kiểm soát chuỗi đồng bộ, nghiêm ngặt từ con giống, thức ăn, thuốc, nuôi trồng, chế biến, vận chuyển, xuất khẩu.
67
Rào cản thƣơng mại và xu hƣớng bảo hộ ngày càng tăng: Trƣớc áp lực gia tăng của sản phẩm thủy sản nhập khẩu, gây tác động tiêu cực cho các nhà chế biến thủy sản nội địa, nhiều nƣớc đã thực thi một số biện pháp (nhƣ các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ đối với ngành cá tra và tôm Việt Nam thời gian qua) nhằm hạn chế sự gia nhập của các sản phẩm ngoại nhập, bảo hộ ngành sản xuất thủy sản trong nƣớc.
Ngoài ra, trƣớc áp lực cạnh tranh toàn cầu, nhiều nƣớc cũng thực hiện chiến lƣợc truyền thông nhằm tăng cƣờng quảng bá các sản phẩm trong nƣớc, so sánh làm giảm giá trị các sản phẩm thủy sản Việt Nam tạo ra nhiều thách thức trong việc tăng trƣởng xuất khẩu và duy trì hình ảnh ngành thủy sản Việt Nam tại thị trƣờng các quốc gia khác. .
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên đây, trong đó, luận án chú ýđến việc chậm thích ứng với biến đổi môi trƣờng quốc tế; hệ thống luật pháp chƣa thực sự hoàn chỉnh, vẫn chƣa tạo đƣợc sự thuận lợi trong môi trƣờng pháp lý đối với phát triển kinh tế ven biển; công tác quy hoạch phát triển kinh tế ven biển còn chậm; hoạt động quy hoạch vẫn thiếu tầm nhìn dài hạn mang tính chiến lƣợc. Bên cạnh đó, những khó khăn về năng lực tổ chức, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc thực thi phát triển kinh tế ven biển còn nhiều bất cập.
68
CHƢƠNG III: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN