7. Kết cấu luận văn
1.3.3. Yếu tố khoa học công nghệ
Trông bối cảnh hiện nay, khoa học và công nghệ thực sự đóng vai trò là động lực và nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Khoa học công nghệ tác động đến phát triển bền vững thủy sản thông qua cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Về kinh tế, khoa học công nghệ cải thiện năng lực khai thác của tàu thuyền. Ngoài ra, khoa học công nghệ cho phép tối ƣu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên khi áp dụng các kỹ thuật khai thác tránh gây thiệt hại đến các sinh vật nhỏ, sinh vật phù du… Đầu tƣ các thiết bị điện tử, thiết bị hàng hải, máy dò cá, máy đo độ mặn.... nhằm tăng năng suất khai thác thủy sản.Sử dụng phƣơng pháp khai thác hợp lý không làm giảm chất lƣợng sản phẩm, xây dựng hệ thống bảo quản sản phẩm trên tàu tốt nhằm gia tăng chất lƣợng, không đƣợc sử dụng chất bảo quản độc hại ảnh hƣởng đến ngƣời.Ngoài ra, khoa học công nghệ cũng góp phần cải thiện công tác sản xuất giống nuôi trồng thủy sản tại các địa phƣơng.Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác nuôi trồng, xây dựng mô hình chăn nuôi đã tạo đƣợc những thay đổi đáng ghi nhận.Tại các địa phƣơng, mô hình nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh với một số giống đem lại năng suất cũng nhƣ khả năng chống chịu dịch bệnh, thời tiết tốt. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật cũng góp phần đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng cao trong khi nguồn tôm giống tự nhiên ngày càng khan hiếm. Hoạt động chuyển giao quy trình sản xuất con giống thủy sản đang đƣợc nhiều địa phƣơng áp dụng. Đây cũng đƣợc đánh giá là hƣớng đi bền vững với các địa phƣơng khi mà nguồn tài nguyên thủy sản từ thiên nhiên ngày cành giảm.
32
Bên cạnh đó, dễ dàng nhận thấy sự ảnh hƣởng mang tính tích cực của khoa học công nghệ đối với đời sống xã hội. Khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động của ngành thủy sản, theo hệ quả tất yếu, khoa học kỹ thuật góp phần làm giảm chi phí, giảm thời gian, tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả của hoạt động nuôi trồng. Ngoài ra, một số công đoạn nhƣ vận chuyển, chế biến, bảo quản cũng nhƣ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đƣợc những ứng dụng mới của khoa học công nghệ bổ trợ. Việc thay đổi tích cực trong các hoạt động của thủy sản ảnh hƣởng đến lao động nghề cá, ngƣ dân, những ngƣời nuôi trồng thủy sản.
Đối với môi trƣờng, khoa học công nghệ phát triển tác động một cách tích cực trong việc cải thiện môi trƣờng thông qua một số khía cạnh nhƣ: giảm ô nhiễm trong môi trƣờng nuôi trồng, giảm thiểu phế thải, rác thải trong công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa phƣơng thức đánh bắt có lợi hơn cho môi trƣờng, từ đó, góp phần duy trì và bảo vệ tính bền vững của hệ sinh thái của từng khu vực.