Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa luận văn ths (Trang 46)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa

2.1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên trên 11 nghìn km2, nằm ở phía Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km.

Phía Bắc Thanh Hoá giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào); phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102 km.

Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, một vị trí rất thuận lợi. Đƣờng sắt và quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đƣờng chiến lƣợc 15A, đƣờng Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá trong việc giao lƣu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nƣớc. Đƣờng 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nƣớc Lào. Hệ thống sông ngòi của Thanh Hoá phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra biển với 5 cửa lạch chính. Hiện nay, cảng biển Nghi Sơn cho phép tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn ra vào dễ dàng (trong tƣơng lai gần cho phép tàu 3 vạn tấn ra vào), là cửa ngõ của Thanh Hoá trong giao lƣu quốc tế.

Do vị trí địa lý, Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hƣởng của những tác động từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. Với sự tác động tổng hợp của các vùng trên, Thanh Hoá có thể huy động tốt các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu của các vùng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam.

37

Thanh Hóa có phạm vi lãnh thổ trải rộng từ tiếp giáp miền núi Tây Bắc xuống duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa điều kiện vị trí thuận lợi, vùng miền núi Tây Thanh Hóa nhất là khu vực các huyện núi cao, biên giới nằm xa các trung tâm kinh tế trong, ngoài tỉnh (huyện xa nhất cách TP Thanh Hóa 240 km) điều kiện đi lại giao lƣu với bên ngoài còn hạn chế.

2.1.1.2 Điều kiện địa hình lãnh thổ

Địa hình Thanh Hoá đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi và trung du (chiếm diện tích trên 8.000 km2, gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trƣờng Sơn phía Nam), vùng đồng bằng (đƣợc bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Hoạt,…) và vùng ven biển (từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xƣơng đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Bạng).

Vùng trung du miền núi

Gồm 11 huyện với tổng diện tích tự nhiên 7.993,19 km2, dân số (2013) có khoảng 873 nghìn ngƣời chiếm 71,8% diện tích và 25,1% dân số toàn tỉnh. Vùng có địa hình phức tạp, nhiều núi cao chia cắt gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội. Vùng có tiềm năng phát triển kinh tế rừng với hơn 550 nghìn ha đất rừng, trồng cây công nghiệp (mía, cao su,...), chăn nuôi đại gia súc, chế biến gỗ, nông lâm sản, phát triển thƣơng mại cửa khẩu trao đổi hàng hóa với Đông Bắc Lào mà trực tiếp là tỉnh Hủa Phăn.

Vùng đồng bằng

Gồm 10 huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích tự nhiên 1.955,5 km2, dân số (2013) có khoảng 1.578 nghìn ngƣời chiếm 17,6% diện tích và 45,4% dân số toàn tỉnh. Vùng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa bồi tụ bởi hệ thống sông Mã, sông Chu. Vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi giao lƣu trong, ngoài tỉnh, phát triển kinh tế đa ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.

38

Vùng ven biển

Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xƣơng đến Tĩnh Gia. Diện tích vùng này là 1.230,67 km2, chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tƣơng đối bằng phẳng; Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có địa hình lƣợn sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình 3 - 6 m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản), đặc biệt vùng này có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác nhƣ Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)... có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp (Nghi Sơn), dịch vụ kinh tế biển.

Khu vực bán đảo Nghi Sơn là địa điểm thuận lợi cho xây dựng cảng biển nƣớc sâu, qua khảo sát đo đạc 5

luồng cho tàu có mức nƣớc sâu 10-11m xây dựng đƣợc cảng tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 DWT. Tại khu vực đảo Mê có thể xây dựng bến chuyển tải cho tàu chở nguyên liệu đến 100 000 DWT . Tại các cửa lạch (05 cửa lạch lớn) có điều kiện xây dựng phát triển hệ thống các bến cảng địa phƣơng, bến hàng hóa chuyển tải và cảng cá. Thanh Hóa có nhiều bãi bồi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản tại các cửa lạch có những bãi bồi rộng hàng trăm ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xƣơng. Diện tích đất cho nuôi trồng thủy sản mặn, lợ hiện có hơn 8000 ha, khai thác tổ chức có thể nuôi đạt 40-50 nghìn tấn năm. Dọc vùng nƣớc ven bờ và tại các đảo (Hòn Mê, Hòn Mê, Hòn Nẹ...)

2.1.1.3. Khí hậu

Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C – 240C, giảm dần khi lên vùng núi cao. Mùa đông hƣớng gió chính là Tây Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió Đông và Đông Nam.

39

Mùa hè nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 27- 280C, lƣợng mƣa trung bình 1600- 1650 mm. Mùa đông lạnh, ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ trung bình 19- 200C, lƣợng mƣa 250- 300 mm. Bão thƣờng xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, bão mạnh nhất lên tới cấp 12- 13. Những năm gần đây, Thanh Hóa chịu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu khá rõ, thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp. Mùa khô, lƣu lƣợng dòng chảy các sông xuống thấp cộng với triều dâng gây xâm nhập mặn theo nƣớc sông vào sâu trong đất liền có nơi trên 30 km, ảnh hƣởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Cƣờng độ mƣa, bão cũng tăng lên gây ngập úng, lũ quét làm sạt lở đất, thiệt hại sản xuất.

2.1.1.4. Đất

Thanh Hóa có diện tích rộng nhƣng dân số lớn, mật độ dân cƣ năm 2013 đã tăng lên 312 ngƣời/km2

cao gấp 1,17 lần bình quân cả nƣớc (267 ngƣời/km2). Điều kiện quĩ đất cho phát triển kinh tế- xã hội không có nhiều lợi thế so với các địa phƣơng khác. Theo kết quả điều tra phân loại đất, trong tỉnh hiện có 10 nhóm đất chính gồm: đất cát chiếm 1,77% diện tích tự nhiên; đất mặn chiếm 0,54%; đất phù sa chiếm 18,17%; đất Glây chiếm 0,44%; đất loang lổ chiếm 0,01%; đất đen đá vôi chiếm 0,61%; đất đen Secpentin chiếm 0,01%; đất đỏ vàng chiếm 4,54%; đất xám chiếm 70,23%; đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm 3,68% diện tích tự nhiên.

40

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa đến năm 2013

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha) (%)

I Tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính 1.112.948 100

1 Đất nông nghiệp 846.908,51 76,10

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 247.526,45 22,24

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 207.197,81 18,62

1.1.1.1 Đất trồng lúa 145.667,77 13,09

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.288,55 0,12

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 60.241,49 5,41

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 40.328,64 3,62

1.2 Đất lâm nghiệp 585.592,10 52,62 1.2.1 Đất rừng sản xuất 317.293,62 28,51 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 183.378,67 16,48 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 84.919,81 7,63 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 12.408,47 1,11 1.4 Đất làm muối 304,73 0,03 1.5 Đất nông nghiệp khác 1.076,76 0,10

2 Đất phi nông nghiệp 166.251,46 14,94

2.1 Đất ở 52.757,70 4,74

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 49.793,34 4,47

2.1.2 Đất ở tại đô thị 2.964,36 0,27

2.2 Đất chuyên dùng 73.825,08 6,63

2.2.1 Đất cơ quan, công trình sự nghiệp 762,13 0,07

2.2.2 Đất quốc phòng 5.018,82 0,45

2.2.3 Đất an ninh 3.795,53 0,34

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 7.365,61 0,66

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 56.882,99 5,11

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 186,71 0,02

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5.435,45 0,49

2.5 Đất sông suối, mặt nƣớc chuyên dùng 33.901,54 3,05

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 145,98 0,01

3 Đất chƣa sử dụng 99.788,03 8,97

II Đất có mặt nƣớc ven biển 3389,7

Nguồn: Số liệu thống kê đất đai năm 2013 - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thanh Hóa

Toàn tỉnh, điều kiện thổ nhƣỡng phần lớn là đất nâu vàng đến đỏ vàng trên các đồi núi thấp và đất đồng bằng sa bồi thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Vùng trung du miền núi đất thích hợp cho trồng nhiều loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Vùng đồng bằng đất có thể trồng nhiều loại cây trồng nhiệt đới, cây công nghiệp dài ngày. Hạn chế, vùng trung du

41

miền núi phần lớn là đất dốc ít thuận lợi cho thâm canh nông nghiệp, khả năng giữ nƣớc của đất kém phải đầu tƣ nhiều cho thủy lợi.

Năm 2013, toàn tỉnh đã sử dụng 1.013.160 ha chiếm 91,03% diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính (Năm 2007, diện tích đất đã sử dụng chiếm 87,9% diện tích đất tự nhiên). Đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp 846.908,51 ha chiếm 76,09% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 247.526,45 ha chiếm 22,24% diện tích đất tự nhiên (đất trồng lúa có 145.667,77 ha); đất lâm nghiệp 585.592,1 ha chiếm 52,61%; đất nuôi trồng thủy sản 12.408,47 ha chiếm 0,11%. Đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp 166.251,46 ha chiếm 14,93% diện tích đất tự nhiên, trong đó riêng đất ở có 52.757,7 ha chiếm 4,74% và đất chuyên dùng có 73.825,08 ha chiếm 6,63%.

Diện tích đất chƣa sử dụng còn tƣơng đối lớn 99.788 ha chiếm 8,97% diện tích tự nhiên, tuy nhiên diện tích đất bằng chƣa sử dụng còn không nhiều 11.151,51 ha. Giai đoạn đến năm 2020, nhu cầu về sử dụng đất phi nông nghiệp trong tỉnh dự kiến tăng lên trung bình hàng năm khoảng 2.000 hado vậy quỹ đất dự trữ thực tế không còn nhiều. Bên cạnh việc điều chuyển mục đích sử dụng đất, cần bố trí sử dụng đất hợp lý đảm bảo cho phát triển kinh tế- xã hội bền vững.

2.1.1.5. Tài nguyên nƣớc

Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lƣu vực là 39.756km2; tổng lƣợng nƣớc trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện. Nƣớc ngầm ở Thanh Hoá cũng rất phong phú về trữ lƣợng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mac ma và phun trào.

- Tài nguyên nƣớc mặt: mạng lƣới sông ngòi tƣơng đối dày, từ Bắc vào Nam có 04 hệ thống sông chính gồm sông Mã, sông Hoạt, sông Yên, sông Bạng chảy theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam, tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lƣu vực 39.756 km2, ngoài ra còn có nhiều sông suối nhỏ, mật độ sông suối bình quân

42

0,5- 0,6 km/km2. Tổng lƣợng dòng chảy trung bình hàng năm 20- 21 tỷ m3, năm cao nhất tổng lƣợng dòng chảy lên đến 26 tỷ m3, năm thấp nhất khoảng 12 tỷ m3

. Hệ thống hồ có 610 hồ chứa và 1.023 đập dâng, trong đó có một số hồ chứa quan trọng cấp quốc gia, cấp tỉnh (hồ Cửa Đặt, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ,…).

Mật độ hệ thống sông, suối khá dày nhƣng chảy qua nhiều địa hình dốc, nƣớc thoát nhanh, tổng lƣợng dòng chảy bình quân đầu ngƣời của tỉnh khoảng 6.000 m3/ngƣời năm khá thấp so với cả nƣớc (10.000 m3/ngƣời năm). Trong điều kiện biến đổi khí hậu, tổng lƣợng dòng chảy bình quân đầu ngƣời còn tiếp tục xuống thấp hơn, xảy ra tình trạng thiếu nƣớc cục bộ vào mùa khô. Cần có biện pháp điều tiết, giữ nƣớc theo mùa và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên nƣớc.

2.1.1.6. Tài nguyên biển

Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản:vùng biển Thanh Hóa có đầy đủ chủng loại, thành phần các loài cá trong Vịnh Bắc Bộ với hơn 120 loài thuộc 82 giống, 58 họ, trong đó có 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy, tôm biển12 loài với nhiều loài đặc thủy sản (tôm hùm, cá song, cá mú,…). Hiện tại trữ lƣợng hải sản đang có xu hƣớng giảm dần, tổng trữ lƣợng còn khoảng 140– 165 nghìn tấn, khả năng cho khai thác hàng năm 60- 70 nghìn tấn trong đó cá nổi chiếm 60% và cá đáy chiếm 40%.

Ven bờ biển Thanh Hóa có nhiều bãi bồi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, tại các cửa lạch có những bãi bồi rộng hàng trăm ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xƣơng. Diện tích đất cho nuôi trồng thủy sản mặn, lợ hiện có hơn 8.000 ha, khai thác tổ chức nuôi có thể đạt 40- 50 nghìn tấn năm. Dọc vùng nƣớc ven bờ và tại các đảo (Hòn Mê, Hòn Nẹ,…) có hơn 5.000 ha mặt nƣớc mặn có thể nuôi biển, nuôi thủy sản lồng bè các loài hải sản có giá trị kinh tế cao (cá song, cá mú, tôm hùm,…).

43

Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, năm 2013, dân số Thanh Hóa tăng lên hơn 3,47 triệu ngƣời chiếm 3,36% diện tích và 3,9% dân số cả nƣớc, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong các địa phƣơng.

Bảng 2.2: Dân cƣ và nguồn nhân lực Thanh Hóa năm 2013

Diện tích (*) (km2) Dân số trung bình (Nghìn ngƣời)

Mật độ dân số (Ngƣời/km2)

Thanh Hóa 11.130,5 3.476,6 312,0

(*) Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ TNMT

Thanh Hóa có nguồn nhân lực trong tuổi lao động dồi dào do quy mô dân số lớn, từ 2010 đến 2014, nhân lực trong tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên tăng từ 2.070,4 nghìn ngƣời lên 2.152,0 nghìn ngƣời chiếm 64,1% dân số. Phần lớn nhân lực ở độ tuổi từ 18 đến dƣới 40 (chiếm 54,7%) đã qua giáo dục THCS, THPT có điều kiện tổ chức đào tạo, dạy nghề và thu hút vào thị trƣờng lao động. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế năm 2014 có khoảng 2.152 nghìn ngƣời. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng tích cực, từ 2010 đến 2014, tỷ lệ lao động ngành nông lâm thuỷ sản giảm từ 55% xuống còn 43%; tỷ lệ lao động ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 23% lên 30,5%; tỷ lệ lao động ngành dịch vụ tăng từ 22% lên 26,5%.

Lao động ở thành thị hầu hết đã qua đào tạo, dạy nghề từ sơ cấp trở lên, lao động ở nông thôn phần lớn chƣa qua đào tạo. Từ 2010 đến 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% lên 49% ở mức tƣơng đƣơng cả nƣớc, năm 2014 ƣớc đạt 52% trong đó qua đào tạo nghề chiếm khoảng 38%.

Hiện tại, cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chƣa hợp lý, tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề trở lên còn thấp. Lao động có tay nghề kỹ thuật cao, đặc biệt là giáo viên đại học, giáo viên dạy nghề có trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Tỷ lệ giáo viên đại học có trình độ trên đại học mới chiếm 64%, giáo viên các trƣờng cao đẳng công lập có trình độ trên đại học chiếm khoảng 36%, ở các trƣờng tƣ thục tỷ lệ này còn thấp.

44

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trong nền kinh tế Thanh Hóa 2010 - 2014

TH 2010 TH 2014 Tăng/giảm

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa luận văn ths (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)