Giải pháp nhằm phát triển bền vững hoạt động khai thác và đánh bắt thủy

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa luận văn ths (Trang 82)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1.Giải pháp nhằm phát triển bền vững hoạt động khai thác và đánh bắt thủy

50,1%.

Để đạt đƣợc mục tiêu, tỉnh tập trung chuyển đổi một phần nuôi tôm sú quảng canh năng suất thấp sang phát triển nuôi TTCT thâm canh để tăng sản lƣợng và giá trị trong NTTS. Phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực phục vụ xuất khẩu, đồng thời, tiếp tục chuyển dịch diện tích lúa trũng sang nuôi thủy sản theo hình thức luân canh đa dạng đối tƣợng nuôi. Áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản theo hình thức VietGAP...

3.2. Khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

Từ phân tích thực trạng thấy rõ các hạn chế phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa, căn cứ thực tiễn tại các địa phƣơng, luận văn đề xuất nhóm giải pháp phát triển bền vững đối với từng hoạt động thủy sản.

3.2.1. Giải pháp nhằm phát triển bền vững hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản sản

Thứ nhất, có kế hoạch quản lý hoạt động khai thác và đánh bắt theo mùa vụ nhằm hạn chế tối đa các tàu, thuyền khai thác vào mùa sinh sản. Ảnh hƣởng đến sự gia tăng nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong môi trƣờng đƣợc phép khai thác.

Thứ hai, Thanh Hóa cần đƣa ra hƣớng dẫn cụ thể trong việc quản lý ngƣ cụ, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, tránh việc ngƣời dân, ngƣời lao động sử dụng ngƣ cụ ảnh hƣởng tiêu cực đến một số loại thủy sản chƣa đủ thời gian khai khác, làm giảm nguồn trữ lƣợng thủy sản tự nhiên, gây lãng phí do đánh bắt những loài nhỏ, không sử dụng làm hàng hóa có giá trị cao đƣợc.

Thứ ba, khuyến nghị các đơn vị xây dựng khu bảo tồn biển để bảo đảm một số loài quý hiếm, có trữ lƣợng giảm đƣợc bảo tồn về giống. Đồng thời, xây dựng các khu bảo tồn cũng là một hƣớng đi khai thác thủy sản, biển theo hƣớng thƣơng mại sạch hơn và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, nhân giống, phát triển loài bền vững.

73

Thứ tƣ, chính quyền địa phƣơng nên xem xét việc phát triển lồng ghép giữa du lịch, khai thác, nuôi trồng nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngƣời dân. Đối với các thuyền nhỏ, có năng suất khai thác thấp, thƣờng sử dụng để khai thác nguồn lợi ven biển có thể xem xét đến phƣơng án chuyển đổi thành thuyền câu cá du lịch cho du khách. Ngoài ra, đề xuất UBND tỉnh cần có Đề án, quy hoạch cụ thể trong việc cấp phép đối với tàu thuyền đánh bắt. Bên cạnh những tàu thuyền nhỏ sử dụng cho du lịch nhƣ đã nói ở trên, một số tàu thuyền có thể định hƣớng khuyến khích nuôi trồng thủy sản bằng bè trên biển.

Thứ năm, đề xuất giao quyền quản lý một số hoạt động về khai thác, đánh bắt cho cộng đồng. Hiện, mô hình cộng đồng quản lý trong một số các hoạt động về an ninh trật tự, triển khai nông thôn mới tại các địa phƣơng Việt Nam đang phát huy vai trò tốt. Cần xem xét việc giao quyền quản lý cho cộng đồng về các mặt nhƣ: quản lý tàu thuyền và ngƣ cụ đánh bắt trên tàu thuyền, tàu đánh bắt đảm bảo quy chuẩn chung, quản lý tuyến trong quá trình đánh bắt.

Cuối cùng, xuất phát từ thực trạng ứng dụng KHCN từ thuyền trƣởng và ngƣ dân, đề xuất địa phƣơng thúc đẩy đào tạo năng lực đối với thuyền viên trong việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật, ý thức bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ các quy định, tiêu chuẩn của Nhà nƣớc cần phải tuân thủ khi đánh bắt cá.

Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc, khuyến nghị định hƣớng chiến lƣợc khai thác thủy sản một cách rõ ràng, cụ thể đối với từng giai đoạn. Bên cạnh đó, chế độ thống kê thủy sản cần đƣợc làm cụ thể hơn, từ đó tận dụng và đánh giá đúng đƣợc tiềm năng thủy sản của địa phƣơng, định hƣớng khai thác và đánh bắt bền vững. Công tác dự báo ngƣ trƣờng và nguồn lợi thủy sản cần đƣợc diễn ra thƣờng xuyên hơn, góp phần giúp điều chỉnh, định hƣớng các hoạt động khai thác, đánh bắt tại địa phƣơng, tránh việc tác động tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản và số lƣợng loài suy giảm bởi khai thác thái quá. Thêm nữa, để đảm bảo cho ngƣ dân có nguồn thu nhập ổn định, tránh bị ép giá trong việc bán nguyên liệu sau khai thác, khuyến nghị hình thành các trung tâm đấu giá nguyên liệu tại địa phƣơng.

74

Đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc, đề xuất có sự giám sát chặt chẽ trong quản lý cấp giấy phép khai thác trên cơ sở cơ cấu lại nghề. Đối với tàu thuyền, hiện trạng hiện nay của các địa phƣơng chú trọng đến gia tăng tàu thuyền và công suất.

3.2.1.1 Điều tra, quy hoạch và quản lý chặt chẽ khai thác thủy sản

- Đầu tƣ điều tra nguồn lợi hải sản, đặc biệt là các ngƣ trƣờng xa bờ, nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt ở các sông, hồ; lập bản đồ phân bố, biến động đàn cá trên ngƣ trƣờng; phát triển các hoạt động dự báo nguồn lợi cho ngƣ dân

- Quy hoạch và quản lý chặt chẽ các ngƣ trƣờng, nơi sinh sống, các giống loài thủy hải sản. Xác định quy mô và mùa vụ khai thác, nhằm vừa đảm bảo khải thác nguồn lợi vừa bảo vệ nguồn lợi.

- Dựa trên cơ sở điều tra, tính toán kỹ các chỉ tiêu sản lƣợng hàng năm, đƣa ra ngƣỡng khai thác hợp lý để đảm bảo nguồn lợi thủy hải sản. Đồng thời, quản lý chặt chẽ sản lƣợng đánh bắt của tàu thuyền, quản lý chặt chẽ hoạt động đánh bắt tự phát trong dân.

3.2.1.2. Đẩy mạnh khai thác xa bờ, hạn chế khai thác gần bờ

Việc cạn kiệt nguồn tài nguyên biển gần bờ và vùng nội đồng, các sông dẫn đến yêu cầu cấp thiết là giảm sản lƣợng khai thác gần bờ, các cửa sông, vùng nội đồng, tăng cƣờng đội tàu thuyền để tiến hành đánh bắt xa bờ để đảm bảo nguồn lợi tự nhiên đang dần cạn kiệt.

Để thực hiện đƣợc điều này, cần phải có kế hoạch và thực hiện dần từng bƣớc:

- Giảm tàu có công suất nhỏ, sửa chữa, đóng mới các tàu công suất lớn, tăng cƣờng thiết bị khoa học kỹ thuật, thông tin liên lạc.

- Nghiên cứu nguồn lợi, cung cấp thông tin, bản đồ quy hoạch, ngƣỡng khai thác và quản lý khai thác chặt chẽ tại các ngƣ trƣờng đó.

- Có chƣơng trình hỗ trợ cho đội tàu đánh bắt xa bờ về kỹ thuật, vốn - Phát triển các cơ sở đóng tàu, các bền bãi, hậu cần nghề cá.

75

3.2.1.3. Tăng cƣờng hiệu quả của việc đánh bắt của đội tàu

- Cơ cấu lại tàu thuyền: Tập trung đầu tƣ cải hoán nâng cấp tàu thuyền khai thác gần bờ đủ điều kiện để khai thác xa bờ; tập trung phát triển các loại tàu có công suất từ 30cv trở lên phù hợp với yêu cầu phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ, nhằm giảm bớt lƣợng tàu thuyền công suất thấp khai thác hải sản gần bờ. Số lƣợng thuyền thủ công khai thác thủy sản nội địa không tăng và đƣợc củng cố cùng với việc tổ chức khai thác nguồn lợi hợp lý gắn kết với các mô hình quản lý cộng đồng trong từng khu vực sông và hồ.

- Cơ cấu lại nghề nghiệp: Việc phát triển nghề nghiệp cần dựa vào năng lực kỹ thuật của ngƣ dân trong vùng; Đối với nghề lƣới rê nên đi sâu cải tiến ngƣ cụ để khai thác đƣợc các đối tƣợng có giá trị kinh tế cao; Đối với nghề lƣới kéo đơn cần kết hợp với nghề lƣới kéo tôm trên cùng một đơn vị tàu, tạo điều kiện để có thể khai thác quanh năm trên biển; Đối với nghề đăng đáy ven biển cần tổ chức sản xuất theo cơ chế quản lý cộng đồng, các cơ quan chức năng cùng với cộng đồng ngƣ dân trong vùng định ra số lƣợng nghề hợp lý nhằm khai thác hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi ven biển.

- Cơ cấu lại lao động: Cần tính toán cơ cấu lao động cho hợp lý, căn cứ vào số lƣợng các đội tàu, vào diện tích nuôi trồng, khai thác. Thêm vào đó, nguồn lao động này phải đƣợc đào tạo cơ bản về nghề cá. Việc nhanh chóng mở các khoá tập huấn, đào tạo bằng các hình thức khác nhau để trang bị và nâng cao kiến thức nghề cho ngƣ dân là đặc biệt cần thiết. Bên cạnh đó, chú trọng và quan tâm đào tạo lớp thuyền trƣởng, máy trƣởng. Đây là nguồn nhân lực cần thiết cho việc phát triển các đội tàu khai thác xa bờ ở địa phƣơng trong tƣơng lai là rất cần thiết.

- Việc phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá cũng rất cần thiết nhƣ xây dựng bến cá tại các cửa sống có phân luồng rõ ràng, thuận tiện cho các tàu thuyền bốc dỡ cá và tiếp nhiên liệu, xây dựng khu neo đậu tàu thuyền, phát triển hệ thống thông tin liên lạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

76

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu, quản lý, hỗ trợ cho nghề khai thác thủy sản, ngành cần phải tăng cƣờng công tác bảo vệ nguồn lợi để đảm bảo phát triển bền vững, việc khai thác không ảnh hƣởng đến nguồn lợi tự nhiên. Các đề xuất đƣa ra cho hoạt động này có thể khuyến nghị đối với địa phƣơng tiến hành áp dụng đồng thời gồm:

- Cơ cấu lại lực lƣợng khai thác gần bờ, chuyển dần sang phát triển canh tác trên các vùng biển ven bờ để vừa khai thác, vừa nuôi trồng thủy sản.

- Thiết lập quản lý những vùng biển và khu vực bảo tồn, tạo vùng cƣ trú có tính chất chiến lƣợc cho các giống thủy sản.

- Tiến hành thả giống một số loài để tái tạo nguồn lợi: Thả các giống cá bớp, cá chẽm, cua xanh ra biển. Thả cá tràu tiến vua, cá rô tổng trƣờng, cá chình, cá chép Việt, tôm càng xanh,... ra vùng nƣớc nội đồng.

- Tăng cƣờng quản lý chặt chẽ nguồn lợi thủy sản. Hƣớng dẫn ngƣ dân không sử dụng những công cụ và phƣơng tiện nghề nghiệp có tính chất hủy hoại hàng loạt, có hình thức xử phạt nghiêm ngặt đối với những trƣờng hợp vi phạm. Có nhiều hình thức khuyến khích và xử phạt hợp lý nhằm đƣa Luật Thủy sản vào đời sống.

- Phát huy cao độ vai trò của tàu kiểm ngƣ trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản. Tránh khai thác cạn kiệt các khu vực ngƣ trƣờng đã sắp tới hạn khai thác.

3.2.1.5. Phát triển hoạt động quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng

Hiện nay tình hình biển đông rất phức tạp việc thành lập cộng đồng nghề cá là một giải pháp mới giúp quản lý khai thác nghề cá đƣợc chặt chẽ dựa vào ý thức của ngƣ dân. Từ cộng đồng nghề cá, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tập huấn nghề nghiệp cũng nhƣ việc quản lý khai thác cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Từ những cộng đồng khai thác này, các thành viên có thể giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời tăng cƣờng an ninh bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.

77

3.2.1.6. Mở rộng liên kết với các tỉnh, liên kết vùng, liên kết với các cơ sở khoa học có uy tín

Nghiên cứu kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy liên kết với các tỉnh, liên kết vùng, liên kết với các cơ sở khoa học có uy tín trong khai thác hải sản là rất cần thiết và có hiệu quả cao. Hiệu quả của hoạt động này thể hiện ở 2 khía cạnh: một mặt học hỏi đƣợc kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ tiến tiến, đổi mới kỹ thuật, mặt khác mở rộng ngƣ trƣờng khai thác, bảo vệ nguồn lợi trong nƣớc.

Việc liên kết với các cơ sở khoa học có uy tín giúp ngƣ dân tiếp cận với ngững ngƣ cụ, kỹ thuật đánh bắt, kỹ thuật bảo quản sản phẩm sau khi đánh bắt góp phần nâng cao hiệu quả đánh bắt.

Để phát triển bền vững ngành thủy sản, cần chú ý đến một số nội dung sau : Đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản s ẽ giảm dần sản lƣợng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy ma ̣nh khai thác thủy sản xa bờ , giảm tổn thất sau thu hoạch và gắn với tổ chƣ́c la ̣i sản xuất trên biển , đào ta ̣o nghề cho ngƣ dân. Việc hiê ̣n đa ̣i hóa tàu cá sẽ tâ ̣p trung ƣu tiên cải hoán số tàu cá hiê ̣n có . Xây dƣ̣ng ha ̣ tầng ta ̣i các trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngƣ trƣờng tro ̣ng điểm và vùn g nuôi trồng thủy sản tâ ̣p trung.

Hoạt động khai thác thủy sản phải đạt hiệu quả kinh tế cao: Yêu cầu đầu tiên đối với khai thác là phải làm cho nguồn lợi thủy sản không bị cạn kiệt mà còn ngày càng phong phú hơn, phải tìm mọi cách để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lợi đó. Nhƣ vậy, việc khai thác phải phát triển theo chiều sâu, nâng cao giá trị, giảm giá thành trong KTTS. Bên cạnh việc gia tăng năng suất, nâng cao sản lƣợng đánh bắt, đòi hỏi phải quan tâm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, giữ gìn sự đa dạng sinh học. Đồng thời phải chủ động phòng chống, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai, bảo đảm an toàn cho ngƣời, tàu cá, công trình và thiết bị trong hoạt động thủy sản.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa luận văn ths (Trang 82)