7. Kết cấu luận văn
1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Ở Việt Nam, phát triển bền vững là một trong những nội dung cơ bản để thực hiện đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế, đồng thời cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà nền kinh tế hƣớng tới.
Quan niệm về phát triển bền vững dần đƣợc hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tƣ duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quá trình
19
sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trƣờng và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Năm 1992, Hội nghị thƣợng đỉnh về Môi trƣờng và Phát triển của Liên hợp quốc đề ra Chƣơng trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững đƣợc xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tƣơng lai”.
Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững đƣợc xác định là: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lƣợng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con ngƣời, chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu ngƣời; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hƣởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trƣờng là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sống. Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có đƣợc sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ.
Từ nội hàm khái niệm phát triển bền vững, rõ ràng là, để đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Nhƣ vậy nội dung phát triển bền vững là:
1.Bền vững về kinh tế: bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và duy trì tốc độ ấy trong một thời gian dài. Bền vững về kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải đảm bảo cân đối tốc độ tăng trƣởng kinh tế với các điều kiện nguồn lực, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, và việc phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng,... Một quốc gia đƣợc coi là phát triển bền vững về kinh tế phải đạt đƣợc những yêu cầu sau đây: Có tốc độ tăng trƣởng GDP cao và ổn định; GDP/đầu ngƣời cao và thƣờng xuyên tăng lên; có cơ cấu GDP hợp lý, các ngành – thành tố của GDP phải ổn định và phát triển để làm cho tổng GDP của quốc gia ổn định và tăng lên; Tránh
20
đƣợc sự suy thoái và đình trệ trong tƣơng lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho thế hệ mai sau.
Cần phải phân biệt rõ giữa tăng trƣởng kinh tế nhanh với việc bảo đảm, duy trì sự tăng trƣởng đó trong một thời gian dài. Tăng trƣởng nhanh thƣờng đi liền với việc đầu tƣ lớn, khai thác TNTN nhiều không giới hạn, chinh phục thị trƣờng bằng mọi cách để tăng sản lƣợng, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Và nhƣ thế thƣờng mâu thuẫn với PTBV, với xu hƣớng muốn duy trì sự tăng trƣởng đó một cách bền bỉ và dài lâu, nghĩa là tăng trƣởng hôm nay phải không đƣợc làm ảnh hƣởng đến tƣơng lai.
2. Bền vững về xã hội: Phát triển kinh tế sẽ không bền vững nếu không gắn với phát triển xã hội. Bởi phát triển xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế, phù hợp với đƣờng lối kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Xã hội bền vững phải là một xã hội có nền kinh tế tăng trƣởng nhanh, đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, chính trị ổn định và an ninh quốc gia đƣợc bảo đảm. Một trong những mục tiêu xã hội cần ƣu tiên là kiểm soát thƣờng xuyên mức tăng dân số, mọi ngƣời đƣợc thụ hƣởng các thành quả của sự tăng trƣởng kinh tế, việc làm và đời sống đƣợc cải thiện, thu nhập tăng cao, các tầng lớp dân cƣ trên các vùng lãnh thổ có cùng cơ hội hƣởng thụ phúc lợi xã hội: y tế, giáo dục, các hoạt động văn hoá, đào tạo nghề,… Xã hội của một nƣớc không thể tồn tại bền vững nếu để một tầng lớp ngƣời hay nhóm ngƣời bị gạt ra ngoài lề tiến trình phát triển của quốc gia. Thế giới cũng không thể có phát triển bền vững nếu cuộc sống và tính mạng của một bộ phận nhân loại hay một số quốc gia đang bị đe doạ vì nhiều lý do: chiến tranh, xung đột, bệnh tật, nghèo nàn và thiếu các điều kiện sống tối thiểu nhƣ: nƣớc sạch, không khí sạch, nhà ở, ăn uống, thuốc men…
3. Bền vững về môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên, môi trƣờng là đầu vào cơ bản có tầm quan trọng đối với sự phát triển ổn định KT - XH của mỗi nƣớc.
21
+ Bền vững về môi trƣờng tự nhiên phải bảo đảm số lƣợng và chất lƣợng trong sạch về không khí, nguồn nƣớc, đất, không gian về lý hóa và sinh học, cảnh quan... Quá trình khai thác và sử dụng không đƣợc phép làm giảm số lƣợng và chất lƣợng của các yếu tố đó dƣới giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. + Bền vững về môi trƣờng xã hội (dân số, chất lƣợng dân số, sức khỏe, môi trƣờng sống, lao động, học tập của con ngƣời,…) không bị các hoạt động của con ngƣời làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại.
+ Với chức năng môi trƣờng là nơi chứa đựng và xử lý phế thải cần quán triệt là lƣợng phế thải tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất của con ngƣời phải nhỏ hơn khả năng tái sử dụng, tái chế và phân hủy của tự nhiên, không để ảnh hƣởng của các điều kiện này tới sự sống của con ngƣời và muôn loài.
- Bền vững về tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảm:
+ Đối với các loại tài nguyên tái tạo đƣợc, chỉ khai thác và sử dụng trong giới hạn những tài nguyên đó đƣợc khôi phục lại về số lƣợng và chất lƣợng do thiên nhiên tạo ra hoặc bằng phƣơng pháp nhân tạo thay thế.
+ Các loại tài nguyên không tái tạo đƣợc, chỉ khai thác, sử dụng ít hơn, bằng số lƣợng và chất lƣợng do thiên nhiên tạo ra hoặc bằng phƣơng pháp nhân tạo thay thế.
Nhƣ vậy, môi trƣờng sinh thái phải đƣợc bảo vệ một cách tốt nhất. Phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách không lãng phí, làm cho hệ sinh thái đƣợc tái sinh thƣờng xuyên. Các hoạt động kinh tế và mƣu sinh của con ngƣời phải đƣợc coi là một bộ phận cấu thành của hệ sinh thái, và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng của hệ sinh thái, nếu không thì không thể bảo đảm bền vững.
Những nội dung chung nhất ấy đang đƣợc hiểu và thực thi trong những mô hình kinh tế và thể chế chính trị rất khác nhau. Vì vậy, kết quả đem lại cũng không giống nhau.
22
Trên thực tế, việc chạy theo những chỉ tiêu về tốc độ thƣờng kéo theo đầu tƣ tràn lan, tạo ra tình trạng thiếu hiệu quả, thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, dẫn đến mất cân đối trong phát triển. Đến một mức nào đó khi khủng hoảng xảy ra và sẽ làm tiêu tan rất nhanh chóng những gì đã đạt đƣợc. Bởi vậy, phát triển kinh tế thị trƣờng ngày nay không thể không có bàn tay can thiệp của con ngƣời với ý thức, trách nhiệm cao trong việc bảo đảm lợi ích cho cả trƣớc mắt và lâu dài.
Từ những bài học thực tiễn, con ngƣời đã cảnh giác và tìm chiến lƣợc phát triển mới: coi các vấn đề tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng là ba yếu tố cấu thành của phát triển xã hội. Sự phát triển lâu dài và ổn định chỉ có thể đạt đƣợc dựa trên một sự cân bằng nhất định của ba mặt: Kinh tế – Xã hội – Môi trƣờng