7. Kết cấu luận văn
2.2.3. Tình hình phát triển bền vững trong hoạt động chế biến và tiêu thụ
Bên cạnh việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, ngành nghề chế biến thuỷ sản của các huyện ven biển này cũng đã và đang tạo ra bƣớc phát triển khá mạnh và đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng để đƣa kinh tế vùng ven biển đi lên. Đặc biệt trong thời gian gần đây, cơ sở hạ tầng nghề cá đã và đang đƣợc tỉnh
59
và các địa phƣơng đầu tƣ nâng cấp, xây mới, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu cung cấp vật tƣ nhiên liệu cho các phƣơng tiện khai thác hải sản, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến mở rộng sản xuất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Theo số liệu của Sở NN&PTNT, đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã có 31 doanh nghiệp và 1.200 hộ (đây là những hộ có sản lƣợng chế biến lớn từ vài ba chục tấn mỗi năm trở lên) tổ chức chế biến thuỷ sản, tập trung tại 6 huyện ven biển. Các sản phẩm truyền thống chủ yếu là nƣớc mắm, mắm tôm, cá khô, tôm khô, mực khô, cá đông lạnh, tôm đông lạnh,... Một số sản phẩm có sản lƣợng khá lớn có thể kể đến nhƣ sản phẩm đông lạnh, nƣớc mắm, mắm tôm, hàng khô. Đặc biệt trong lĩnh vực này, một số địa phƣơng đã tiếp tục củng cố và mở rộng quy mô chế biến với nhiều loại sản phẩm, đồng thời xây dựng thƣơng hiệu cho một số sản phẩm có chất lƣợng tố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sản phẩm thủy sản chế biến xuất khẩu và sản phẩm có thƣơng hiệu dùng tiêu thụ nội địa, nhất là tại các tỉnh ngoài còn rất ít, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và sản lƣợng hiện có. Theo đó, định hƣớng phát triển bền vững liên quan đến khía cạnh kinh tế cần xem xét và đƣa ra các định hƣớng hợp lý ở hoạt động chế biến và tiêu thụ.
Mặc dù có sự tăng trƣởng nhanh hàng năm, nhƣng lĩnh vực chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã và đang gặp không ít khó khăn, bất cập cần đƣợc tháo gỡ. Thực tế cho thấy các cơ sở chế biến của nhân dân hiện nay hầu hết là làm thủ công truyền thống, sản phẩm chế biến ra còn ở dạng thô, đơn giản, nhỏ lẻ, chƣa đƣợc đầu tƣ công nghệ chế biến để đạt giá trị cao hơn; nhiều loại sản phẩm chƣa đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiện nay nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến không ổn định bởi nguồn lợi thuỷ sản ngày càng bị cạn kiệt, một số cơ sở chế biến xây dựng không có quy hoạch, xa vùng nguyên liệu; các phƣơng tiện khai thác chủ yếu là tàu thuyền công suất nhỏ, công nghệ sơ chế, bảo quản trên tàu còn lạc hậu, chi phí khai thác tăng cao, thiếu sự liên kết giữa các cơ sở chế biến với các hộ nuôi trồng, khai thác thuỷ sản ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng sản phẩm sau khi chế biến. Đặc biệt, các cơ sở chế biến thuỷ sản truyền thống hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, công
60
nghệ, thiết bị lạc hậu chƣa đáp ứng đƣợc các điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và vấn đề vệ sinh môi trƣờng. Lực lƣợng lao động trực tiếp chế biến phần lớn không qua đào tạo, thiếu kiến thức về kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, kỹ năng phát triển thị trƣờng hạn chế.
Về vốn, mặc dù Nhà nƣớc và tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp và hộ gia đình nhƣng việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tƣ cho sản xuất, chế biến còn rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình muốn đầu tƣ mở rộng sản xuất và đƣa công nghệ mới vào để nâng cao giá trị sản phẩm nhƣng đều thiếu vốn. Việc đăng ký nhãn mác, thƣơng hiệu cho sản phẩm và áp dụng các chƣơng trình quản lý chất lƣợng, đầu tƣ cho quảng bá sản phẩm, phát triển thị trƣờng tiêu thụ cũng rất hạn chế.
Phấn đấu đến năm 2015 giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản qua chế biến của tỉnh đạt khoảng 75 triệu USD, tăng bình quân 11,8%/năm, năm 2020 đạt 110 triệu USD; sản lƣợng thuỷ sản chế biến xuất khẩu năm 2015 đạt trên 32.000 tấn, năm 2020 đạt gần 46.000 tấn; giá trị thuỷ sản chế biến tiêu thụ nội địa đến năm 2015 đạt trên 543 tỷ đồng, năm 2020 đạt trên 753 tỷ đồng; sản lƣợng thuỷ sản chế biến tiêu thụ nội địa đến năm 2015 đạt gần 48.000 tấn, năm 2020 đạt trên 60.000 tấn...
Qua tìm hiểu tại một số cơ sở chế biến thủy sản ở huyện Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Nga Sơn,... có thể thấy đây là vấn đề mà cơ sở hiện nay chủ doanh nghiệp và nhân dân rất quan tâm. Bởi lẽ các khu công nghiệp, làng nghề chế biến nhiều nơi đã đƣợc quy hoạch từ lâu, nhƣng đến nay vẫn chƣa hình thành và đi vào hoạt động vì không có kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Ví nhƣ xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) là một xã trọng điểm về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của huyện, ở xã này hiện nay sản lƣợng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản đạt vào loại cao nhất huyện, sản lƣợng thủy sản khai thác, nuôi trồng hàng năm đạt vài ngàn tấn. Riêng chế biến thủy sản có trên 200 hộ với quy mô chế biến hàng năm mỗi hộ khoảng 30-40 tấn thủy sản (chƣa kể số hộ có sản lƣợng chế biến nhỏ, lẻ) và 2 doanh nghiệp chế biến nƣớc mắm, cá khô các loại đã hoạt động nhiều năm nay.
61
Trong đó có doanh nghiệp đã đã chế biến và đƣa ra thị trƣờng trên 1 triệu lít nƣớc mắm với thƣơng hiệu nổi tiếng, 140-150 tấn mắm chƣợp mỗi năm, và nhiều loại sản phẩm khác nhƣ cá ƣớp gia vị, cá khô, trong đó nhiều loại sản phẩm đang đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng. Theo đó, trên địa bàn cần khuyến khích đối với các doanh nghiệp và hộ sản xuất có khả năng mở rộng sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm. Cần có những giải pháp đối với các vấn đề liên quan thiếu vốn và khu công nghiệp tại địa phƣơng đã đƣợc quy hoạch nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ, điều kiện để tổ chức chế biến nâng cao giá ttrị sản phẩm rất khó khăn, hiện nay các cơ sở chế biến của các gia đình vẫn phải ở chung với các khu dân cƣ. Đây cũng là một thực trạng làm tăng ô nhiễm môi trƣờng sống của ngƣời dân.
Những tồn tại của hệ thống tiêu thụ, chế biến thủy sản của tỉnh: Hạn chế về công tác quản lý nhà nƣớc, vấn đề công nghệ; sản phẩm chƣa phong phú, đa dạng, mẫu mã chƣa đẹp, sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chƣa nhiều; chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa đƣợc quan tâm; việc xây dựng thƣơng hiệu, mẫu mã, nhãn mác còn nhiều thủ tục phức tạp, chƣa đƣợc quan tâm; các doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn chƣa quan tâm tới thị trƣờng trong nƣớc; nghiên cứu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nội địa còn hạn chế; liên kết giữa nhà chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng ngƣời dân trong nƣớc có thu nhập thấp lại mua sản phẩm với giá cao hơn trong khi sản phẩm đó bán ra thị trƣờng nƣớc ngoài lại có giá rẻ hơn.
Tóm lại, riêng đối với hoạt động chế biến và tiêu thụ của tỉnh đang xuất hiện thực trạng thiếu tính bền vững từ lao động, vốn, thị trƣờng, khoa học kỹ thuật cũng nhƣ chất lƣợng đầu ra sản phẩm. Điều đó tác động đến cả 3 mặt của phát triển bền vững gồm: kinh tế, môi trƣờng và xã hội.
2.2.4. Tình hình phát triển bền vững thủy sản trong hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Theo đánh giá của ngành tài nguyên môi trƣờng tỉnh Thanh Hóa, năm 2010, số lƣợng trang trại nuôi trồng thủy sản của tỉnh có xu hƣớng tăng. Chịu ảnh hƣởng
62
bởi điều này, môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ít nhiều bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng. Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nƣớc, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ PH môi trƣờng nƣớc, gây ô nhiễm môi trƣờng và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng.
Bên cạnh đó, nhiều trang trại, khu chăn nuôi không xử lý chất thải trong nuôi trồng mà thải thẳng trực tiếp ra hệ thống thủy lợi, sông, nƣớc. Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trƣờng nƣớc bị biến đổi. Chất lƣợng nƣớc trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nƣớc ngọt, nuôi tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại cho thấy nguồn nƣớc thải này cần phải đƣợc xử lý triệt để trƣớc lúc thải ra hệ thống nƣớc dùng chung. Bên cạnh đó, môi trƣờng nƣớc ở vùng nƣớc ngọt cũng bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, các vi sinh trong nƣớc Coliforms, độ đục, amoniac trong nƣớc... ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, đặc biệt là nƣớc dùng cho nhu cầu cấp nƣớc.
Môi trƣờng nƣớc ở vùng mặn hóa ven biển bị biến đổi và có tác động tiêu cực, gây ảnh hƣởng đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt độ đục môi trƣờng cao do nƣớc phù sa và quá trình đào đắp, vét ao nuôi tôm phát sinh không đƣợc xử lý thải ra môi trƣờng.
Bên cạnh đó, cũng nhƣ một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, quá trình chuyển dịch trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông, nuôi thâm canh thủy sản vùng nƣớc ngọt tác động đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các địa phƣơng.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lƣợng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi đƣợc chuyển thành sinh khối, phần còn lại đƣợc thải ra môi
63
trƣờng dƣới dạng phân và chất hữu cơ dƣ thừa thối rữa vào môi trƣờng. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lƣợng cao gây nên hiện tƣợng phú dƣỡng môi trƣờng nƣớc phát sinh tảo độc trong môi trƣờng nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nƣớc... cùng với lƣợng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trƣờng và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trƣờng nƣớc.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa bàn tỉnh Thanh Hóa
2.3.1. Những thành quả đạt được trong việc phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Về khai thác và đánh bắt:
Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, thời gian qua, Thanh Hóa đã tiếp tục triển khai kịp thời, có hiệu quả chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ (đóng mới 90 tàu cá có công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp số tàu cá công suất từ 90CV đến dƣới 400CV lên tàu cá có công suất trên 400CV theo nhu cầu của chủ tàu). Giảm dần tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, tăng tàu cá khai thác xa bờ; phát triển các nghề khai thác có hiệu quả, giảm những nghề khai thác kém hiệu quả, đặc biệt là những nghề gây xâm hại đến nguồn lợi thủy sản. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý tàu cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ðể cho tàu cá, tàu dịch vụ hoạt động an toàn, hiệu quả trên biển, đến nay, hầu hết tàu cá đƣợc trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa. Các loại máy định vị đƣợc các tàu cá sử dụng khá phổ biến. Song, đã có sự phối hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trên biển giữa các ngƣ dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó, tỉnh không chỉ tập trung phát triển năng lực đánh bắt, khai thác hải sản từ biển, mà còn khai thác lợi thế vùng ven biển, mặt biển, các ao, hồ để mở
64
rộng diện tích nuôi thủy sản và đƣa thêm nhiều đối tƣợng nuôi mới vào thực tế sản xuất. Theo thống kê năm 2015, toàn tỉnh có 18.050 ha nuôi trồng thủy sản và 1.500 lồng nuôi cá biển. Các đối tƣợng nuôi chủ lực là tôm sú, tôm he chân trắng, ngao bến tre và cá rô phi đơn tính...
Về nuôi trồng thủy sản:
Đã dần dần từng bƣớc hƣớng đến khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản. Tăng cƣờng hoạt động nuôi trồng. Cụ thể: Phát triển nuôi trồng thủy sản cả mặn, lợ, ngọt đảm bảo điều kiện nuôi an toàn dịch bệnh; tập trung phát triển các đối tƣợng nuôi có giá trị và xuất khẩu (tôm sú, tôm chân trắng, ngao Bến tre và cá rô phi đơn tính). Khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng thâm canh, nuôi công nghệ cao, thực hành quy trình nuôi tốt (GAP) theo quy chuẩn quốc tế.
- Triển khai xây dựng dự án nuôi tôm chân trắng thâm canh tại huyện Nga Sơn và Tĩnh Gia. Tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Thanh Hoá với diện tích 380 ha và chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và trang trại tổng hợp (lúa – cá, lúa - cá - vịt).
Về chế biến và tiêu thụ thủy sản: Khi sản lƣợng sản xuất đạt khá, công nghiệp chế biến cũng phát triển tƣơng ứng, mang lại giá trị tăng thêm khá lớn. Cũng nhƣ nhiều vùng biển khác, chế biến thủy sản ở Thanh Hóa đã đƣợc quan tâm phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Các nhà máy chế biến xuất khẩu đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp với thiết bị ngày càng hiện đại, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hƣớng sản xuất hàng hóa, phục vụ tích cực nhiệm vụ xuất khẩu trên địa bàn. Hiện tại, toàn tỉnh có 81 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thủy sản và gần 1.000 cơ sở (các hộ gia đình) tham gia chế biến thủy sản. Theo đó, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2014 đạt 69 triệu USD, trong đó xuất khẩu chính ngạch đạt 22,72 triệu USD, xuất khẩu tiểu ngạch đạt 46,28 triệu USD.
Đi đôi với phát triển sản xuất, hạ tầng nghề cá đƣợc đặc biệt quan tâm đầu tƣ xây dựng. Các cảng cá, bến cá lớn nhƣ Lạch Hới, Lạch Bạng, Hòa Lộc, Lạch
65
Trƣờng, Quảng Nham, đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh. Các bến cá Hải Châu, Hoằng Phụ đƣợc xây dựng từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới dự kiến hoàn thành trong năm 2015.
2.3.2. Nguyên nhân và hạn chế
Dịch bệnh thƣờng xuyên: Dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi đang ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là tôm. Là loài động vật chân khớp sống ở vùng nƣớc lợ gần biển, tôm rất dễ nhiễm các loài bệnh dịch khi môi trƣờng xung quanh không đảm bảo. Loài tôm sú có đặc tính khó nuôi hơn tôm chân trắng nên nguy cơ mắc bệnh dịch cũng cao hơn. Hơn nữa, hầu hết các hộ nông dân và cả một số doanh nghiệp nuôi tôm (hoặc một số loài thủy sản khác) hầu nhƣ không đƣợc đào tạo một cách hệ thống các kiến thức, công nghệ trong nuôi trồng từ các cơ quan chức năng, nên không có khả năng phòng ngừa và xử lý bệnh dịch. Điều này khiến các đợt bệnh dịch trên tôm thƣờng xuyên xảy ra gây rất nhiều thiệt hại cho các doanh