Giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững thủy sản

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa luận văn ths (Trang 95)

7. Kết cấu luận văn

3.2.4.Giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững thủy sản

Về cơ chế chính sách: cần xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản nhƣ: hỗ trợ đầu tƣ phát triển thủy sản; giao, cho thuê mặt đất, mặt nƣớc phát triển thủy sản; hỗ trợ rủi ro...khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài, đầu tƣ vào các lĩnh vực thủy sản.

Phát triển nguồn nhân lực:ƣu tiên dạy văn hoá và đào tạo nghề cho con em ngƣ dân nhằm xây dựng đội ngũ lao động có đủ trình độ đánh bắt hải sản xa bờ, tiến tới tiêu chuẩn hoá lực lƣợng lao động chuyên nghiệp trong nghề cá ở các lĩnh vực cơ bản: nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý, thu hút các cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các doanh nhân giỏi cho địa phƣơng.

86

Về cơ sở hạ tầng: Tập trung đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ các công trình hạ tầng và dịch vụ hậu cần tại các cảng cá.

Đầu tƣ xây dựng hệ thống chợ thủy sản tại các tụ điểm nghề cá.

Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và đầu tƣ trang thiết bị cho hệ thống các trại sản xuất giống hiện có, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ điều kiện sản xuất ra giống đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng đƣợc nhu cầu giống cho nuôi trồng thủy sản của địa phƣơng.

Giải pháp thông tin, tuyên truyền

- Việc giảm bớt lƣợng tàu thuyền đánh cá nhỏ, thuyền thủ công và xoá bỏ hoàn toàn các nghề gây xâm hại nguồn lợi trong giai đoạn tới là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, liên quan đến vấn đề mƣu sinh của ngƣời dân. Do đó cần có sự tham gia của toàn xã hội và đƣợc chính quyền các cấp của tỉnh thực sự quan tâm ủng hộ.

Các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền rộng rãi, thƣờng xuyên, liên tục, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhất là của ngƣời dân về bảo vệ nguồn lợi, phục vụ tiến trình phát triển bền vững ngành. Các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cần đƣợc truyền tải đến tận tay ngƣ dân và có các thông tin phản hồi từ phía ngƣời dân về việc thực thi các văn bản đó.

3.2.5. Giải pháp về môi trường và bảo vệ nguồn lợi

- Phải tuyên truyền cho các cấp trong ngành và những ngƣời tham gia sản xuất kinh doanh thuỷ sản hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong phát triển ngành (trong nuôi thuỷ sản, khai thác, chế biến thủy sản, bảo vệ nguồn lợi, cơ khí và hậu cần dịch vụ); hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác này nhằm giảm thiểu tác hại đến môi trƣờng, bảo đảm sự phát triển bền vững.

- Phối hợp xây dựng mô hình quản lý nguồn lợi dựa trên cơ sở cộng đồng. Tiến hành phân chia vùng mặt nƣớc và xây dựng quy chế quản lý vùng mặt nƣớc trong các cộng đồng ngƣ dân.

87

- Xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề nghiệp trong ngƣ dân, chuyển dần các nghề ven bờ xâm hại nguồn lợi sang các nghề xa bờ và một số nghề khác thân thiện với môi trƣờng nhƣ: nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, chế biến nhỏ, tiểu thủ công nghiệp…

- Phổ biến, chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch hơn, đồng thời bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản phải thực hiện xử lý các chất thải (lỏng, rắn) trƣớc khi thải vào môi trƣờng.

- Điều tra cơ bản về các khu vực sinh sản, những khu bảo tồn ghen, bảo tồn nguồn giống và thành lập ban quản lý các khu bảo tồn thuộc tỉnh

- Quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất kinh doanh thủy sản (khu công nghiệp chế biến, vùng nuôi thuỷ sản tập trung) trên cơ sở đảm bảo đáp ứng sức tải môi trƣờng. Kiên quyết không vì chạy theo thành tích hay vì mối lợi trƣớc mắt mà phát triển thuỷ sản dẫn đến làm suy thoái môi trƣờng.

- Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trƣờng của mỗi vùng nuôi thuỷ sản, kiểm soát giống và dƣ lƣợng hoá chất trong sản phẩm thuỷ sản nuôi Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trang bị hiện đại và đƣa hệ thống này của địa phƣơng hoà nhập với hệ thống thông tin chung của ngành.

3.2.6. Các giải pháp về vốn

- Phân chia các nguồn vốn đối với các mục đích nhất định nhƣ: Vốn ngân sách nhà nƣớc sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, điều tra nguồn lợi, nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Chú ý đến công nghệ sản xuất các loại giống có giá trị kinh tế, công nghệ đánh cá xa bờ, hỗ trợ quản lý nghề cá, quản lý chất lƣợng, môi trƣờng, hỗ trợ công tác thông tin thị trƣờng, đào tạo, khuyến ngƣ, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

-Tận dụng vốn tín dụng ƣu đãi Nhà nƣớc dành hỗ trợ cho nhu cầu vay của dân để xây dựng các công trình kỹ thuật nuôi và mua sắm trang thiết bị phƣơng tiện sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp nhằm khuyến khích ngƣ dân đầu tƣ đóng tàu công suất lớn để tham gia khai thác vùng biển xa bờ.

88

- Đa dạng hóa các hình thức và biện pháp huy động vốn để xây dựng các mô hình sản xuất, chuyên môn hóa, tập trung hóa

89

KẾT LUẬN

Thủy sản là ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Ngành thủy sản tạo công ăn việc làm, góp phần tăng ngân sách cho nhà nƣớc, xóa đói giảm nghèo. Đóng góp cao trong tỉ trọng ngành nông nghiệp, giá trị xuất khẩu cao. Bên cạnh đó thủy sản cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với môi trƣờng, xã hội và nền kinh tế. Vì vậy phát triển bền vững thủy sản là xu hƣớng chung trong việc phát triển tổng thể hài hòa của nền kinh tế - xã hội.

Thanh Hóa là một tỉnh duyên hải miền trung có nhiều lợi thế, tiềm năng trong việc khai thác thủy sản, ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua có những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, tuy nhiên việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chƣa đƣợc chú trọng và đầu tƣ, những vấn đề về việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng là mối lo, dù đã có bƣớc tiến chuyển trong việc vận động xây dựng và kêu gọi chung tay bảo vệ môi trƣờng nhƣng tình hình vẫn không thay đổi là bao. Chính những bức xúc trong nghề cá, thì việc bảo vệ nguồn lợi đi đôi với khai thác đánh bắt sử dụng nguồn lực hiệu quả cần phải có những bƣớc quy hoạch hợp lý

Đề tài “Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa” trên cơ sở phân tích thực trạng khai thác và nuôi trồng chế biến thủy hải sản thời gian qua, làm rõ đƣợc những vấn đề môi trƣờng kinh tế biển đang trở thành nỗi lo không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới.

Từ đó luận văn đã nghiên cứu những tác động tiêu cực và tích cực trong hoạt động khai thác đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản trong phạm vi không gian tỉnh Thanh Hóa.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản, luận văn đề xuất một số giải pháp phát triển có tính bền vững về mặt kinh tế, môi trƣờng, xã hội, nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại và đƣa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh theo hƣớng bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài “Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa” là một đề tài rộng, thời gian nghiên cứu hạn chế, vẫn còn một số thiếu xót. Tuy nhiên

90

những kết quả trên đây mong sẽ góp phần nào vào việc phát triển quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa, đƣa nền kinh tế Thanh Hóa ngày càng phát triển chung nhịp với đất nƣớc

91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thủy sản (2007) Đề án Hƣớng dẫn quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ bền vững cấp tỉnh.

2. Bùi Khắc Bằng (2007) Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế- ĐH QGHN, Hà Nội. 3. Báo cáo năm 2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa

4. Bộ Tài nguyên môi trƣờng, Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2014

5. Chính phủ (2010), Quyết định số 432/QĐ-TTg – Quyết định ngày 12/4/2010 của chính phủ: Phê duyệt Chiến lƣợc Chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2012.

6. Chính phủ (1999) Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999, Phê duyệt Chƣơng trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010.

7. Chính phủ (2010) Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010, Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

8. FAO –Food and Agriculture Oraganization of the United Nations. 2012. The state of world fisheries and aquaculture 2012. Rome, Italy

9. Hồ Đức Hùng (2007), Kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững, Nxb Thông Tấn.

10. Lâm Văn Mẫn (2006) “Phát triển bền vững ngành thủy sản vùng Đồng bằng sông cửu long đến năm 2015”, Luận văn Tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố HCM, Hồ Chí Minh.

11. Phan Thị Dung (2009), Phƣơng hƣớng và những giải pháp nhằm phát triển bền vững khai thác thuỷ sản vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

12. Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2011

13. Nguyễn Đức Thành (2010), Lựa chọn để tăng trƣởng bền vững – Báo cáo thƣờng niên kinh tế Việt Nam 2010, Nxb Tri thức.

92

14. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông cửu long đến năm 2015, và định hƣớng đến năm 2020”( 2009) Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn- Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản.

15. “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, UBND tỉnh Thanh Hóa

16. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26(2010) 154-163, Vai trò nhà nƣớc trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hƣớng bền vững

17. Tổng cục thống kê (2012), Sản lƣợng thủy sản phân theo địa phƣơng

18. Tổng cục thống kê, Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản phân theo địa phƣơng

19. “Lâm Văn Mẫn (2006) “Phát triển bền vững ngành thủy sản vùng Đồng bằng sông cửu long đến năm 2015”, Luận văn Tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố HCM, Hồ Chí Minh.

20. Tổng cục Thủy sản – Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2012, Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

21. Vũ Đình Thắng, 2005. Giáo trình kinh tế thủy sản NXB LĐ-XH.

22. Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên môi trƣờng và phát triển bền vững, Nxb Khoa học kỹ thuật.

23. Nguyễn Đức Thành và Ngô Quốc Thái, bài nghiên cứu NC 23:

http://vepr.ueb.edu.vn/upload/533/20140704/NC-33.pdf

24. Sở Nông nghiệp phát triển nôn thôn tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo thƣờng niên năm 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. UBND tỉnh Thanh Hóa, 2011, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm

26. UBND tỉnh Thanh Hóa, 2012, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm

UBND tỉnh Thanh Hóa, 2013, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm

Wepsite:

27. http://www.marketingnongnghiep.com

28. https://voer.edu.vn/m/danh-gia-ve-tiem-nang-cua-nghanh-thuy-san-nhung-loi-the- va-kho-khan

93 29. http://vi.wikipedia.org 30. http://www.tapchicongsan.org.vn 31. http://thanhhoa.gov.vn 32. http://thuysanvietnam.com.vn 33. http://www.mard.gov.vn 34. http://baothanhhoa.vn 35. http: //thuysanvietnam.com.vn .

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa luận văn ths (Trang 95)