Đánh giá nhịp đưa thuốc

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện sản nhi nghệ an (Trang 73)

Dựa vào đặc điểm dược động học và dược lực, các kháng sinh được chia làm 3 nhóm: kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ, kháng sinh diệt khuẩn

65

phụ thuộc thời gian không có hoặc có tác dụng kéo dài ngắn, kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian có tác dụng kéo dài trung bình hoặc dài[29].

Với nhóm kháng sinh phụ thuộc nồng độ, tổng lượng thuốc được dùng là yếu tố xác định hiệu quả điều trị. Aminosid thuộc nhóm này khi khả năng đạt tỷ số Cpeak/ MIC (Cpeak là nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết thanh, MIC nồng độ ức chế tối thiểu) tối ưu thì yếu tố thời gian không còn ý nghĩa nữa, chỉ số Cpeak/ MIC là yếu tố đánh giá hiệu quả điều trị. Do đó, mặc dù theo kết quả bảng 2.1 chúng tôi thấy thuốc Amikacin được dùng 1 hoặc 3 lần/ ngày tùy thuộc vào các tài liệu. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu mới nhất cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, aminosid được dùng liều duy nhất trong ngày (tổng liều trong một ngày được tập trung trong 1 lần tiêm) với các ưu điểm là: Cho phép tối ưu hóa các thông số PK/PD đạt được thông số mục tiêu với các VK, đặc biệt

Pseudomonas aureginosae (Cpeak/ MIC≥ 8-10), có hiệu quả lâm sàng rõ rệt

tương đương với cách dùng nhiều lần một ngày, giảm độc tính lên thận và thính giác, giảm tính kháng thuốc… [12]. Như vậy việc đưa Amikacin 1 lần/ ngày là hợp lý. Gentamicin được dùng 1 lần/ ngày phù hợp với các hướng dẫn điều trị vừa đảm bảo nồng độ điều trị vừa giảm độc tính [26, 29, 30].

Azithromycin có đặc tính thuộc nhóm KS kìm khuẩn phụ thuộc thời gian có tác dụng kéo dài trung bình hoặc dài tức là có khả năng ức chế sự phát triển của VK đó sau khi nồng độ thuốc đã giảm xuống dưới MIC. Dẫn đến, số lần đưa thuốc sẽ ít hơn so với số lần được ước tính dựa trên thời gian bán thải. Do đó, Azithromycin được chỉ định 1lần/ngày vẫn đảm bảo nồng độ điều trị được duy trì như các tài liệu hướng dẫn.

Với kháng sinh phụ thuộc thời gian (β-lactam) tác dụng hậu KS không có hoặc rất thấp, yếu tố xác định hiệu quả là thời gian duy trì nồng độ trên MIC. Do đó, đa số các kháng sinh Cephalosporin được sử dụng trong khoa đã đảm bảo về mặt yêu cầu thời gian theo khuyến cáo. Tuy nhiên, do đặc trưng giờ hành chính nên với thuốc dùng 2 lần/ ngày như Cefotaxim, Cefamandole, Cefuroxim dùng

66

vào lúc 8h sáng và 16h chiều thì khoảng cách giữa các lần tiêm có chênh lệch: mũi 1 cách mũi 2 là 8 giờ, mũi 2 cách mũi 3 là 16giờ. Mặt khác, theo các tài liệu khuyến cáo Cefuroxim cần được đưa mỗi 6-8 giờ, tuy nhiên thực tế tại khoa chỉ dùng 2 lần, thấp hơn khuyến cáo. Điều này dẫn tới nồng độ thuốc trong máu chưa đảm bảo đồng đều trong 24 giờ [12, 29].

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện sản nhi nghệ an (Trang 73)