Tình hình sử dụng kháng sinh trước vào viện

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện sản nhi nghệ an (Trang 66)

- Tỷ lệ BN đã sử dụng kháng sinh trƣớc khi vào viện

Trong 160 BN nghiên cứu có 53 BN đã sử dụng KS trước vào viện, chủ yếu từ nguồn tự mua. Việc sử dụng theo kinh nghiệm, theo người khác mách bảo… mà không có chỉ định của bác sỹ có thể gây nên hiện tượng kháng kháng sinh thêm trầm trọng. Tự ý mua thuốc kháng sinh dùng có thể gây các TDKMM nguy hiểm mà với người thông thường khó biết hết được.Ngòai ra, có nhiều người thân lại không nhớ tên thuốc đã cho trẻ uống nên khi vào viện các bác sỹ khó quyết định kháng sinh phù hợp với bệnh nhân theo tiền sử dùng thuốc, dẫn đến việc điều trị kéo dài hoặc thất bại.

Tỷ lệ dùng kháng sinh của bệnh nhi trước khi vào viện trong nghiên cứu của chúng tôi là 33,1% thấp hơn các nghiên cứu khác. Nguyễn Thị Mai Hòa thu được kết quả 62,39% số bệnh nhân đã sử KS trước vào viện [10], mẫu nghiên cứu của Phạm Xuân Phúc có 73,06% BN dùng KS trước vào viện [17] và Nguyễn Thị Hiền Lương tỷ lệ này chiếm 54% [16]. Nhưng đáng lo ngại hơn khi tỷ lệ dùng KS tự mua chiếm 20,1% cao hơn của Nguyễn Thị Hiền Lương (17%).

- Các nhóm kháng sinh đƣợc sử dụng cho trẻ trƣớc khi vào viện

Theo các hướng dẫn điều trị, nhóm KS được khuyến cáo sử dụng đầu tiên cho BN VP ngoại trú là penicillin uống (amoxicillin, ampicilin…). Nếu nghi ngờ viêm phổi do VK không điển hình hoặc dị ứng nhóm penicilin thì dùng macrolid [3].

Nhưng theo kết quả của chúng tôi cùng như nhiều nghiên cứu khác thì nhóm Cefalospoirin được sửa dụng nhiều nhất trước khi vào viện. Theo Nguyễn Thị Vân Anh có 55,1% bệnh nhân sử dụng cephalosporin thế hệ 2,3 để điều trị [1]. Theo Nguyễn Thị Hiền Lương nhóm Cephalosporin được sử dụng nhiều nhất trước khi vào viện với tỷ lệ 66,6%, trong đó các cephalosporin thế hệ 2,3 chiếm tỷ lệ ngang nhau là 29,6%. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả

58

tương tự, có 48,72% KS cephalosporin đã dùng ( thế hệ 2 chiếm 20,51% , thế hệ 3 chiếm 28,21%) chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến nhóm penicillin (25,64%), nhóm Macrolid (23,08%).

Ngoài 1 số ít trường hợp được chỉ định dùng Cephalosporin thế hệ 3 ở tuyến huyện trước khi vào viện, còn lại đa số các kháng sinh được tự ý mua và sử dụng. Điều này cho thấy việc sử dụng tràn lan, thiếu kiểm soát các kháng sinh đang diễn ra phổ biến, rất đáng lo ngại vì kháng sinh cephalosporin nhóm 3 là kháng sinh „„để giành‟‟ chỉ định trong những trường hợp cần thiết như nhiễm khuẩn nặng.

Trầm trọng hơn, chúng tôi không thể thu thập được tên thuốc BN đã sử dụng do các nguyên nhân như : giấy chuyển viện của tuyến giới không ghi thuốc đã điều trị cho bệnh nhân, khi phỏng vấn người thân BN chúng tôi chỉ thu thập được thông tin về đường dùng, thời gian dùng nhưng không nhớ tên mặc dù chúng tôi có gợi ý một số tên thuốc phổ biến. Tình trạng này làm mất một số căn cứ cho bác sỹ khi chỉ định KS trong điều trị.

- Số ngày dùng kháng sinh trƣớc khi vào viện

Thời gian điều trị ngoại trú khuyến cáo là 5 ngày [3, 44]. Nhưng có 1 số ít bệnh nhân đã tự ý điều trị kéo dài giai đoạn này đến hơn 7 ngày mà không được khám và sử dụng thuốc hợp lý nên tình trạng bệnh dễ nghiêm trọng hơn. Ngược lại có một số ít bệnh nhân nhập viện sớm khi thấy dùng thuốc ở nhà vài ngày không đỡ hoặc đi tái khám lần 2 thấy bệnh tình nặng lên nên được chỉ định nhập viện. Thời gian dùng kháng sinh trước khi vào viện và loại kháng sinh sử dụng trước khi vào viện ảnh hưởng đến kết quả điều trị tiếp theo của bệnh nhân trong bệnh viện.

Kết quả của chúng tôi cho thấy số ngày bệnh nhân dùng kháng sinh trước lúc vào viện theo thời gian bé hơn 5 ngày, 5-7 ngày, lớn hơn 7 ngày lần lượt là 81,13%, 11,32%,7,55% tương tự kết quả của Nguyễn Thị Hiền Lương (lần lượt là 74%,14,1%, 5,6%) [16].

59

- Đƣờng dùng kháng sinh trƣớc khi vào viện

Đa số bệnh nhân dùng kháng sinh trước khi đến viện bằng đường uống với tỷ lệ (67,2%) đây là đường dùng thông thường khi điều trị ngoại trú. Có một số trường hợp đã được điều trị ở tuyến huyện hoặc các phòng khám tư nên sử dụng đường tiêm với tỷ lệ 32,07%.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện sản nhi nghệ an (Trang 66)