Đặc điểm sử dụng thuốc tại khoa

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện sản nhi nghệ an (Trang 68)

- Thời gian dùng KS của BN

Liệu trình điều trị kháng sinh thường kéo dài ít nhất 5 ngày, bệnh nhân viêm phổi nặng thường có liệu trình dài hơn bệnh nhân viêm phổi.

Thời gian điều trị trung bình của chúng tôi 7,33 ± 0,14, VP (6,94 ± 0,35), VPN (7,38 ± 0,15) thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Hiền Lương (8,33 ± 3,07) và của Nguyễn Thị Vân Anh (8,71 ± 4,32) [1, 16].

Điều này có thể cho thấy đa số các bệnh nhân đều đáp ứng với phác đồ điều trị tại bệnh viện nên thời gian điều trị không kéo dài, chỉ có 1 vài trường hợp trẻ ít tháng bị viêm phổi nặng nên phải tiêm KS trong 2 tuần. Mẫu chúng tôi nghiên cứu không có trường hợp nào bị viêm phổi rất nặng nên trung bình thời gian điều trị có thấp hơn các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian điều trị trung bình là 7 ngày dùng KS, trường hợp nặng có thể kéo dài đến 14 ngày là phù hợp với hướng dẫn của BNFC [40].

Từ sự phù hợp về thời gian điều trị và sự nổ lực của các cán bộ nhân viên trong khoa , đã đem lại hiệu quả điệu trị cao 100% bệnh nhân khỏi bệnh khi ra viện, mặc dù thời điểm nghiên cứu là một trong những tháng dịch bệnh tăng cao, khoa hô hấp luôn ở trong tình trạng quá tải.

- Các phác đồ KS trên bệnh nhân nghiên cứu

Theo nghiên cứu của chúng tôi có 13 phác đồ ban đầu được sử dụng, trong đó có 139 bệnh nhân sử dụng phác đồ đơn (79,89%) và 35 bệnh nhân sử

60

dụng phác đồ phối hợp (20,11%). Ceftriaxon là kháng sinh có lượt sử dụng nhiều nhất trong phác đồ đơn (63,79%)

Theo Nguyễn Thị Hiền Lương Cefazodin là kháng sinh được dùng với tần suất cao nhất (50%) trong 87% tỷ lệ bệnh nhân được kê phác đồ đơn , phác đồ phối hợp được dùng chiếm 13% các phác đồ ban đầu [16]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hòa cũng cho kết quả tương tự với 90.2% kháng sinh đơn được kê, 9.73% kháng sinh phối hợp được dùng, cefotaxim trong liệu pháp đơn lặp đi lặp lại 67.25% các phác đồ ban đầu [10].

Như vậy, kết quả của chúng tôi có cao hơn các nghiên cứu này về tỷ lệ phác đồ phối hợp được kê, tuy nhiên sự kết hợp giữa 1 beta-lactam và 1- aminosid vẫn là công thức phù hợp với các khuyến cáo. Thêm vào đó, do tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi nặng cao trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi nên ceftriaxon được sử dụng với tần suất lớn nhất cũng phù hợp với hướng dẫn điều trị cuả Bộ Y tế [3].

Các phác đồ dùng KS phối hợp được chỉ định trong trường hợp viêm phổi nặng, còn viêm phổi dùng KS đơn điều trị cũng phù hợp với khuyến cáo của WHO [49].

- Các trƣờng hợp thay thế phác đồ và lý do thay thế

Trong các trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thuốc, bệnh tiến triển chậm, kết quả kháng sinh đồ trên bệnh nhân cho thấy không phù hợp với thuốc đang dùng…thì các bác sỹ hội chẩn để đưa ra các kháng sinh mới phù hợp hơn.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn có 10,20 % bệnh nhân thay đổi phác đồ ban đầu[20], Nguyễn Thị Thanh Xuân có 18,18% bệnh nhân thay KS 2 lần và 1,19% bệnh nhân thay KS 3 lần[23], theo Nguyễn Thị Mai Hòa tỷ lệ này là 13,27% [10], và có 134/412 bệnh nhân phải thay đổi phác đồ (32.52%) theo Phạm Xuân Phúc [17]. Các kết quả trên cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi,BN được chỉ định 2 phác đồ chiếm 8,76 % với các lý do như:1 trường hợp VP do khoa dược hết thuốc đang dùng nên chuyển sang thuốc sẵn có, 2 trường

61

hợp VPN do bệnh đỡ nên chuyển từ kháng sinh đường tiêm sang đường uống, các bệnh nhân khác được phối hợp thêm KS aminoglycoside vào phác đồ đang dùng, 1 trường hợp do khoa dược hết thuốc nên phải sử dụng thuốc hiện có được cung cấp từ Cefuroxim sang Cefamandol, cả 2 KS thuộc nhóm CIIG tuy nhiên cả 2 KS này không nằm trong hướng dẫn điều trị của BYT, hoạt tính KS CIIG không ưu việt bằng CIIG trên viêm phổi.

- Tỷ lệ các kháng sinh đƣợc sử dụng trong khoa

Viêm phổi cộng đồng ở trẻ thường chia thành hai loại: điển hình và không điển hình. Mặc dù các phân loại rất hữu ích trong việc tìm hiểu nguyên nhân gây viêm phổi, tuy nhiên xẩy ra sự chồng chéo đáng kể giữa chúng, các biểu hiện lâm sàng của viêm phổi điển hình và không điển hình không đủ khác biệt trong các quyết định về điều trị. Ở nước ta một số vi khuẩn thường gây viêm phổi như : Streptococus pneumoniae, Hemophilus influenzae, Staphylococus

aureus…ngoài ra thủ phạm gây viêm phổi không điển hình thường là

Mycoplasma pneumoniaee. Do đó, 3 nhóm kháng sinh được các khuyến cáo lựa

chọn đầu tiên là beta- lactam, macrolid và aminosid.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền Lương các nhóm KS được sử dụng nhiều nhất là: Cephalosporin chiếm 73,24%, thứ 2 là aminosid (11,97%) [16]. Theo Nguyễn Quang Tuấn nhóm KS được sử dụng cơ bản là beta-lactam (90%), Aminosid (10%)[20].Theo Nguyễn Thị Thanh Xuân beta-lactam cũng được dùng với tỷ lệ lớn nhất (84,5%), tiếp theo là Aminosid (13.07%) và Macrolid (2,43%). Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự, cephalosporin có tần suất sử dụng cao nhất chiếm 65,15%, aminosid được lựa chon nhiều thứ 2 (17.17%). Các KS thuộc 3 nhóm này đều nằm trong danh mục thuốc thiết yếu.

Tuy nhiên, trong số các thuốc được dùng ở khoa hô hấp bệnh viện Sản Nhi Nghệ An có Fosfomicin là KS không nằm trong danh mục thuốc thiết yếu và theo các tài liệu tham khảo như trong Martindale 36th , Fosfomycin được chỉ định trong trường hợp viêm đường tiết niệu[46], hướng dẫn của AHFS 2013 đối

62

tượng chỉ định sử dụng là bệnh nhân trên 18 tuổi [39], chúng tôi tra cứu thông tin trên Drugs.com và đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đều có khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi vì chưa có thử nghiệm chứng minh tính an toàn trên lứa tuổi này. Chúng tôi chưa lý giải được nguyên do cho việc lựa chọn dùng Fosfomycin tại bệnh viện.

Các thuốc chủ yếu được kê theo tên biệt dược của nhà sản xuất (82.83% ). Chỉ có 17.17 % thuốc được sử dụng với tên gốc. Biệt dược của hãng phát minh thường có chất lượng tốt, hiệu quả điều trị cao nhưng giá thành cao do đó chỉ được dùng với tỷ lệ nhỏ 17.68%, ưu tiên trong trường hợp bệnh nặng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện sản nhi nghệ an (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)