Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biểu hiện gen mã hóa keratinase trong tế bào escherichiacoli và bacillus subtilis (Trang 27)

Công nghệ sinh học đang được coi là hướng đi phát triển mũi nhọn của đất nước, trong đó có sự chú trọng đầu tư cho công nghệ enzyme, đặc biệt là enzyme tái tổ hợp. Có rất nhiều loại enzyme tái tổ hợp đã được nghiên cứu rộng rãi như protease, lipase, amylase...và được sản xuất với qui mô lớn. Bên cạnh đó, keratinase cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, do những ứng dụng loại enzyme này mang lại. Tuy nhiên các nghiên cứu keratinase trong thủy phân lông vũ, cũng như các ứng dụng sử dụng nguồn lông vũ phế thải ở Việt Nam vẫn chưa nhiều. Năm 1993, Văn Thị Hạnh cùng cộng sự [2] đã nghiên cứu tạo đạm hòa tan từ lông vũ phế thải bằng phương pháp thủy phân kiềm. Nguyễn Đình Quyến và cộng sự 2001 [4], đã tiến hành phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có khả năng phân giải keratin. Nghiên cứu này mới tiến hành đánh giá phân loại chủng vi khuẩn ở mức độ đơn giản về hình thái, chưa có đánh giá phân loại ở mức độ hóa sinh cũng như sinh học phân tử. Kết quả của đề tài đã nghiệm thu tháng 12/2010 đạt loại A. enzyme Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay chưa có cơ sở nào nghiên cứu về sản xuất keratinase với qui mô công nghiệp. Các nghiên cứu sản xuất bột lông vũ đều sử dụng hóa chất axit hoặc kiềm đều cho ra những sản phẩm kém chất lượng ngoài ra các hóa chất này còn ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và cách phối trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy hải sản. Các nghiên cứu mới dừng lại ở mức điều tra đánh giá và phân loại chủng vi khuẩn có khả năng thủy phân lông vũ nhưng vẫn chưa có hệ thống và chưa đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Do đó để có thể đẩy mạnh hướng nghiên cứu sản xuất keratinase ở quy mô công nghiệp, đầu tiên chúng tôi sẽ tiến hành Tiếp nối các nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đề tàinhiệm vụ: “Nghiên cứu sự biểu hiện gen mã hóa keratinase trong tế bào E.coli và Bacillus”. Chúng tôi mong muốn sẽ lựa chọn được chủng tái tổ hợp có khả năng sinh Kkeratinase cao, góp phần vào qui trình sản xuất keratinase theo qui mô công nghiêp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biểu hiện gen mã hóa keratinase trong tế bào escherichiacoli và bacillus subtilis (Trang 27)