Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 80)

7. Những điểm mới của luận văn

3.2.4 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp

Sacombank trong thời gian qua không ngừng mở rộng mạng lƣới hoạt động. Đây là một lợi thế rất đáng kể so với các NHTM khác và các ngân hàng nƣớc ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Sacombank đã quy định cụ thể các giới hạn an toàn trong hoạt động đối với các chi nhánh, nên lƣợng vốn trên tài khoản tiền gửi của các chi nhánh tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố ở mức thấp trong tầm kiểm soát, khả năng thanh khoản của toàn hệ thống đƣợc tăng cƣờng đáng kể.

Bên cạnh việc tính bài toán chi phí - lợi nhuận mang lại khi mở các chi nhánh, phòng giao dịch, Sacombank phải tính đến việc luân chuyển các dòng vốn giữa chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính nhƣ thế nào để đảm bảo tính thanh khoản của cả hệ thống với chi phí thấp nhất. Muốn làm đƣợc điều này, cần có một nền tảng công nghệ, hệ thống ngân hàng cốt lõi - core banking hiện đại. Do vậy, không còn cách nào khác, cần phải đầu tƣ nhiều hơn vào công nghệ thông tin. Hiện tại, Sacombank đã ban hành quyết định số 105/2013/QĐ-HĐQT về việc ban hành Quy trình điều chuyển vốn nội bộ xây dựng trên hệ thống website nội bộ nhằm hỗ trợ công tác lập lệnh, quản lý lệnh điều chuyển vốn tiền mặt và chuyển khoản giữa hội sở, chi nhánh và phòng giao dịch. Tuy nhiên, hệ thống điều chuyển vốn nội bộ này chƣa có giải pháp xử lý trong các trƣờng hợp đƣờng truyền bị tắc nghẽn hay chƣa gắn với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, phòng giao dịch khi vốn đƣợc tập trung về hội sở chính.

Cơ chế chuyển vốn nội bộ còn phải tính đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội ở địa bàn mà chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động. Một chính sách giống nhau đối với mọi điểm giao dịch có thể dẫn đến việc mất thị phần không đáng có; chẳng hạn, lãi suất huy động tiền gửi ở các địa bàn đều giống nhau có thể làm giảm lƣợng tiền gửi ở một số địa bàn có mức độ cạnh tranh cao hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Một chính sách phân biệt hoá phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ lợi thế quy mô.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 80)