Các chỉ số đo lƣờng rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 37)

7. Những điểm mới của luận văn

2.2.2Các chỉ số đo lƣờng rủi ro thanh khoản

Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Quy mô vốn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thời gian vừa qua, ngoài yêu cầu tăng vốn điều lệ bắt buộc của NHNN, các ngân hàng cũng có nhiều đợt tự tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng lớn mạnh của mình.

Bảng 2.4: Vốn điều lệ và hệ số CAR tại Sacombank giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Vốn điều lệ 6,700 9,179 10,740 10,740

Vốn tự có 10,289 13,633 14,224 13,414

Tài sản Có đã điều chỉnh rủi ro 101,871 148,185 121,990 140,756

Hệ số CAR 10.1% 9.2% 11.7% 9.5%

27

Tại Sacombank, sự tăng trƣởng vốn luôn đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị trong các mục tiêu, chiến lƣợc, kế hoạch thực hiện. Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng” do NHNN ban hành ngày 20/05/2010 nâng tỷ lệ an toàn tối thiểu lên 9%, tƣơng tự nhƣ một tấm đệm giúp Sacombank chống đỡ các cú sốc từ những biến động bất thƣờng của môi trƣờng kinh doanh. Sacombank luôn đạt đƣợc yêu cầu của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn. Trong hai năm 2010 và 2012, sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô tổng tài sản vƣợt xa so với tốc độ tăng vốn tự có nên đã dẫn đến việc hệ số an toàn vốn của ngân hàng có xu hƣớng giảm.

Chỉ số giới hạn huy động vốn (H1).

Tiêu chuẩn chung của chỉ số H1 là lớn hơn 5% nhằm giới hạn mức huy động vốn để tránh tình trạng ngân hàng huy động quá nhiều, vƣợt mức bảo vệ của vốn tự có dẫn đến tăng nguy cơ mất khả năng chi trả. Giai đoạn 2008 - 2012, chỉ số H1 của Sacombank vƣợt xa so với 5%, cho thấy mức huy động vốn của ngân hàng vẫn đảm bảo theo quy định.

Bảng 2.5:Chỉ số giới hạn huy động vốn tại Sacombank giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Vốn tự có 10,289 13,633 14,224 13,414

Tổng nguồn vốn huy động 86,334 126,203 111,513 123,753

H1 12% 11% 13% 11%

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Sacombank)

Chỉ số vốn tự có trên tổng TSC (H2).

Xét dƣới góc độ an toàn trong hoạt động, Sacombank có mức vốn tự có cao và có khả năng bù đắp thiệt hại có thể phát sinh, nhƣng cần lƣu ý tốc độ tăng trƣởng tài sản đang nhanh hơn so với mức tăng trƣởng vốn tự có.

Bảng 2.6: Chỉ số vốn tự có trên tổng TSC tại Sacombank giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Vốn tự có 10,289 13,633 14,224 13,414

Tổng tài sản Có 98,474 141,799 140,137 151,282

H2 10% 10% 10% 9%

28

Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3).

Nếu tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi trên tổng TSC cao, nghĩa là chỉ số H3 cao sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Tuy nhiên, nếu H3 quá cao cũng sẽ thể hiện ngân hàng có lƣợng tiền mặt dƣ thừa quá nhiều, điều này đƣợc thể hiện rõ qua chỉ số H3 của năm 2009 và 2010. Trong 2 năm vừa qua, Sacombank có tỷ lệ khá phù hợp cho thấy phần tiền mặt vừa đảm bảo khả năng an toàn thanh khoản vừa tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7:Chỉ số trạng thái tiền mặt tại Sacombank giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Tiền mặt và tiền gửi tại các định chế tài chính 25,368 32,566 23,890 21,943

Tổng TSC 98,474 141,799 140,137 151,282

H3 26% 23% 17% 15%

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Sacombank)

Chỉ số năng lực cho vay (H4).

Hoạt động chủ yếu của Sacombank vẫn là hoạt động tín dụng: chỉ số H4 trung bình giai đoạn 2009 -2012 là 58%, tức là tính trung bình các khoản tín dụng chiếm trên 58% trong tổng TSC của ngân hàng.

Bảng 2.8:Chỉ số năng lực cho vay tại Sacombank giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Dƣ nợ 55,497 77,486 79,429 98,728

Tổng TSC 98,474 141,799 140,137 151,282

H4 56% 55% 57% 65%

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Sacombank)

Tỉ lệ H4 của Sacombank gia tăng trong khoảng thời gian 2009 đến 2012, từ 56% lên 65%. Tỉ lệ này thể hiện vai trò của hoạt động tín dụng và các rủi ro tiềm ẩn gia tăng. Thông thƣờng, các ngân hàng thƣờng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, tạo nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn cùng với những rủi ro về lãi suất. Nhằm hạn chế các rủi ro này, Sacombank đã dần tiến tới đa dạng hóa dịch vụ và các khoản đầu tƣ thông qua tín phiếu NHNN và trái phiếu Kho bạc Nhà nƣớc.

29

Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng (H5).

Để hiểu rõ hơn về chỉ số H4, cần phải xem xét cùng với chỉ số H5, là chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng, dùng để đánh giá ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Chỉ số H5 trung bình hai năm 2009 - 2012 là 97%, nghĩa là bình quân Sacombank nhận 1 đồng từ tiền gửi khách hàng thì cho vay ra chƣa tới 1 đồng.

Bảng 2.9:Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng tại Sacombank giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Dƣ nợ 55,497 77,486 79,429 98,728

Tiền gửi khách hàng 60,220 78,858 74,800 107,087

H5 92% 98% 106% 92%

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Sacombank)

Năm 2011 là năm Sacombank gia tăng việc cho vay, đặc biệt trên thị trƣờng 2 liên ngân hàng. Sang năm 2012, khi chính sách tiền tệ thắt chặt đƣợc thực thi quyết liệt, cùng với sự sáp nhập của các ngân hàng có thanh khoản hạn chế, đã làm dấy lên nỗi lo về rủi ro đối tác. Sacombank có khuynh hƣớng hạn chế đối tƣợng cho vay, bao gồm cả các tổ chức tài chính và các cá nhân, cùng tổ chức kinh tế, tỷ lệ H5 theo đó giảm.

Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6).

Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng TSC của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10:Chỉ số chứng khoán thanh khoản tại Sacombank giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Chứng khoán kinh doanh và chứng

khoán sẵn sàng để bán 9,491 19,683 24,669 21,030

Tổng tài sản Có 98,474 141,799 140,137 151,282

H6 10% 14% 18% 14%

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Sacombank)

Sacombank nắm giữ chứng khoán với tỷ lệ hợp lý, ổn định qua các năm, trong đó bao gồm một lƣợng lớn chứng khoán nợ. Đặc biệt, những khoản tín phiếu NHNN, trái phiếu

30

Kho bạc Nhà nƣớc, trái phiếu Ngân hàng Phát triển đƣợc xem là công cụ vay vốn hữu hiệu thông qua kênh nghiệp vụ thị trƣờng mở khi cần.

Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (H7).

Những nhận định phía trên khi phân tích chỉ số H4 và H5 sẽ đƣợc minh chứng thêm khi xét chỉ số H7 - chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD.

Bảng 2.11: Chỉ số trạng thái ròng đối với TCTD tại Sacombank giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Tiền gửi và cho vay TCTD 14,245 16,376 9,673 7,960 Tiền gửi và vay của các TCTD 15,223 17,579 16,967 8,890

H7 94% 93% 57% 90%

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Sacombank)

Riêng năm 2011, Sacombank có chỉ số H7 thấp tại mức 57% do cần dự phòng nguồn vốn khi còn trong thời điểm nhạy cảm mới thay đổi chủ sỡ hữu. Đối với năm 2009, 2010 và 2012 Sacombank luôn có chỉ số H7 cao trên mức 90%, chứng tỏ hoạt động đi vay, cho vay giữa Sacombank và các TCTD diễn ra mạnh mẽ. Điều này cho thấy dòng vốn của Sacombank hoặc là ổn định đến mức dƣ thừa hoặc là chƣa đi vào khu vực sản xuất khi chủ yếu đƣợc cho vay trên thị trƣờng liên ngân hàng.

Chỉ số cấu trúc tiền gửi (H8).

Chỉ số H8 phản ánh đƣợc khả năng thanh toán của các ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Bảng 2.12:Chỉ số cấu trúc tiền gửi tại Sacombank giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Tiền mặt và tiền gửi KKH tại TCTD 25,120 32,440 22,911 17,333

Tiền gửi khách hàng. 60,220 78,858 74,800 107,087

H8 42% 41% 31% 16%

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Sacombank)

Từ năm 2009 đến nay, chỉ số H8 của Sacombank có khuynh hƣớng ngày càng giảm. Điều này, có thể lý giải do mục tiêu an toàn kho quỹ cũng nhƣ tránh lãng phí chi phí vốn khi lƣu giữ các khoản tiền mặt không sinh lời so với tiền tài khoản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

Qua các tỷ lệ và chỉ số đã phân tích, mức độ phù hợp theo yêu cầu nội bộ và thị trƣờng có thể khẳng định đƣợc tình hình thanh khoản của Sacombank luôn ổn định và đƣợc kiểm soát tốt. Bề dày kinh nghiệm, danh tiếng của Sacombank đƣợc thử thách qua nhiều biến động kể cả thời điểm nhạy cảm thay đổi chủ sở hữu năm 2011 và luôn thể hiện đƣợc bản lĩnh thanh khoản khi vƣợt qua những giai đoạn khó khăn một cách an toàn và hiệu quả.

2.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản.

Bảng2.13: Bảng cân đối thanh khoản tại Sacombank thời điểm 30/06/2012

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Qua đêm 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng > 6 tháng TỔNG CỘNG I TÀI SẢN CÓ 7,286 3,890 436 309 50 455 900 0 13,326 1 Tiền mặt 3,202 3,202

2 Số dƣ tại NHNN đầu ngày 2,502 2,502

3

Tiền gửi không kì hạn tại tổ

chức tín dụng khác 83 83

4

Tiền gửi liên ngân hàng đến

hạn nhận về 1,100 3,890 386 249 50 0 0 5,675 5 Giấy tờ có giá đến hạn nhận về (loại trừ Tín phiếu NHNN) 400 - 50 60 - 455 900 1,865 6 Tín phiếu NHNN - - - 0 7 Tiền về từ FX 0 0 II TÀI SẢN NỢ (8,034) 0 0 0 0 0 (450) 0 (8,484)

1 Duy trì khả năng thanh khoản (3,476) - - - (3,476)

2

Dự kiến duy trì dự trữ bắt buộc

trong tháng (2,767) - - - - - - - (2,767)

3 Dự kiến chi (1,000) (1,000)

4

Tiền vay liên ngân hàng đến

hạn phải trả (200) - - - - - - - (200)

5 Giấy tờ có giá đến hạn phải trả - - - (450) - (450)

6 Đáo hạn OMO - - - 0

7 Tiền đi từ FX (591) - - - (591)

III Chênh lệch TSC - TSN (748) 3,890 436 309 50 455 450 - 4,843

IV Lũy kế chênh lệch (748) 3,142 3,579 3,888 3,938 4,393 4,843 4,843

32

Có thể nhận thấy hai lý do chính của rủi ro thanh khoản tại Sacombank là sự mất cân đối giữa TSC và TSN, chênh lệch ngày đáo hạn. Các yếu tố có thể gây rủi ro mất cân bằng TSN và TSC, chênh lệch kỳ đáo hạn có thể đƣợc kể đến nhƣ sau:

Số dƣ huy động của khách hàng theo các kỳ hạn nhận thấy hầu hết các khách hàng tiền gửi có xu hƣớng gửi kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng. Sacombank sử dụng nguồn vốn ngắn để tài trợ cho các dự án cho vay, đầu tƣ dài hạn. Sự mất cân đối TSN và TSC có thể phát sinh khi các kỳ hạn tiền gửi đến hạn một cách nhanh chóng trong khi các dự án cho vay, đầu tƣ và dài hạn thì ngƣợc lại. Khi khách hàng rút tiền gửi ngắn hạn, Sacombank phải hạn chế các khoản cho vay dài hạn, đầu tƣ vào các dự án để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chắc chắn, sự phụ thuộc quá mức vào các khoản nợ ngắn hạn gây rủi ro cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.3: Số dƣ huy động của khách hàng tại Sacombank theo các kỳ hạn

ĐVT: Tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn:Phòng Quản lý vốn - Sacombank)

Khi các doanh nghiệp lớn trở thành khách hàng tiền gửi của Sacombank và thƣờng gửi tiền dƣới dạng tiền gửi thanh toán trong kỳ hạn ngắn. Sacombank cần phải trích lập dự phòng cho thanh khoản liên tục bởi nguồn tiền gửi của các khách hàng lớn không ổn định và không thể đoán trƣớc khi họ có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trƣớc.

Chu kỳ kinh doanh và điều kiện kinh tế, một trong những lý do chính gây ra sự mất cân đối giữa TSN và TSC. Khi điều kiện kinh doanh trở nên không thuận lợi trong suy thoái kinh tế, việc cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn của ngân hàng chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất cân đối giữa TSN và TSC.

33

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 37)