7. Những điểm mới của luận văn
2.4.1.2 Những tồn tại
Bên cạnh những điểm mạnh trong việc xây dựng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, Sacombank vẫn còn một số mặt tồn tại nhƣ sau:
Sacombank chƣa có phần mềm hỗ trợ quản trị rủi ro thanh khoản. Phần mềm nhập liệu nội bộ T24 mà Sacombank đang sử dụng cho các giao dịch kinh doanh, trong khi phòng Quản lý vốn chủ yếu vẫn dựa trên các bảng tính Excel để lập các báo cáo về trạng thái thanh khoản và các chỉ số bảo đảm thanh khoản. Thiếu phần mềm hỗ trợ nên công tác xây dựng chế độ cảnh báo trong quản trị rủi ro thanh khoản còn nhiều thiếu sót và chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng án giải quyết thiếu hụt thanh khoản tối ƣu cho từng thời điểm nhanh chóng và chính xác.
Tỷ lệ tín dụng trên tiền gửi vẫn cao cho thấy ngân hàng chƣa cân đối giữa tăng trƣởng tín dụng và huy động một cách hợp lý và việc sử dụng nhiều nguồn tiền huy động để sử dụng có thể đe dọa đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Bên cạnh đó, Sacombank chƣa thực hiện tốt việc quản lý nguồn vốn theo các kỳ hạn cụ thể. Điều này vẫn thể hiện khi phân tích bảng cân đối thanh khoản TSC và TSN theo kỳ hạn đáo hạn thực tế, nhóm kỳ hạn này thâm hụt trong khi các nhóm kỳ hạn khác lại thặng dƣ.
Căn cứ để xác định mức độ rủi ro thanh khoản cho việc xây dựng các quy trình giải quyết dự phòng hiện tại chỉ dựa trên giới hạn đƣợc quy định qua một con số cụ thể mà chƣa tính đến các yếu tố chu kỳ, thời vụ, hay một biến cố nào xảy ra trong hoạt động ngân hàng đầy yếu tố ảnh hƣởng nhạy cảm.
Sacombank chƣa chú trọng đến vai trò của ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Kiểm toán nội bộ cần có trách nhiệm rà soát, đánh giá độc lập về tính thích hợp và việc chấp hành các chính sách, quy định nội bộ, quy định của pháp luật và hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Hiện tại, kế hoạch huy động vốn của các chi nhánh đƣợc hội sở giao xuống không xét đến quy mô, tiềm năng, khả năng huy động, thời gian hoạt động trên địa bàn chi nhánh đặt trụ sở, tình hình kinh tế vĩ mô mà đƣợc phân bổ chỉ dựa trên một mức tỷ lệ tăng trƣởng nhân với số dƣ hiện tại. Cách phân bổ nhƣ vậy dẫn đến hiện tƣợng chi nhánh có số dƣ huy động càng lớn thì kế hoạch huy động càng cao và khả năng đạt
54
kế hoạch thấp hơn so với các chi nhánh có số dƣ huy động thấp hoạt động tại địa bàn chƣa khai thác hết tiềm năng. Nhƣ vậy, nếu dựa vào kế hoạch nguồn vốn phân bổ để các phòng ban chức năng lấy số liệu cho công tác dự báo thì sẽ không chính xác. Sacombank quy định mỗi đơn vị phải theo dõi các khoản tiền đến hạn để chuẩn bị nguồn. Tuy nhiên trên thực tế khó xác định đƣợc kỳ hạn hoàn trả của các món tiền gửi vì các sản phẩm tiết kiệm đều thƣờng đƣợc rút vốn trƣớc hạn và hƣởng lãi suất không kỳ hạn. Trƣờng hợp huy động không rút vốn trƣớc hạn, Sacombank lại thực hiện hợp đồng vay cầm cố sổ tiết kiệm cho khách hàng. Nhƣ vậy các sản phẩm tiết kiệm của Sacombank để thu hút nguồn tiền gửi của khách hàng đã gây rủi ro khi không xác định đƣợc kỳ hạn hoàn trả, bị động trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản, số liệu để tính toán các chỉ số không chính xác do nguồn vốn từ các sản phẩm này đều đƣợc ghi nhận là nguồn vốn dài hạn.
Hội sở ban hành quy định hạn mức tồn quỹ dựa trên tổng số dƣ huy động của từng đơn vị nhân với một tỷ lệ cố định. Cách áp dụng một tỷ lệ cố định cho tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch không phân biệt địa bàn hoạt động, cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu thành phần của nguồn vốn huy động cho ta thấy sự không hợp lý trong quy định. Điều này sẽ dẫn đến sự lãng phí nguồn vốn đối với các đơn vị có cơ cấu nguồn vốn ổn định, cũng nhƣ sự thiếu hụt nguồn vốn đối với các đơn vị có cơ cấu nguồn vốn linh hoạt hoạt động ở địa bàn đông dân cƣ. Khi hạn mức tồn quỹ không đủ đáp ứng hoạt động hàng ngày sẽ phát sinh chi phí thực hiện điều tiền từ hội sở, quan trọng hơn là ảnh hƣởng tới nguồn chi trả cho khách hàng, không đáp ứng đƣợc nhu cầu kịp thời của khách hàng, ảnh hƣởng đến uy tín ngân hàng.
Trong quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, Sacombank đã đƣa ra các biện pháp dự phòng trong các trƣờng hợp xảy ra rủi ro thanh khoản ở các cấp độ. Tuy nhiên, các biện pháp đƣa ra không có quy định trách nhiệm cụ thể của từng phòng ban, đơn vị trong toàn hàng. Chính vì vậy, các phòng ban chƣa nhìn nhận đƣợc trách nhiệm của mình để có sự quan tâm, nghiên cứu chính sách, đƣa ra các báo cáo cần thiết trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản.
2.4.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại.
Những tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank xuất phát từ những nguyên nhân sau đây.
55
Nguyên nhân khách quan.
Chính sách tiền tệ của NHNN còn thiếu nhất quán và còn quá nhiều mục tiêu, khiến cho NHNN trong một số trƣờng hợp gặp phải khó khăn khi lựa chọn công cụ tác động, nhất là trong điều kiện kinh tế Việt Nam các công cụ điều tiết vĩ mô còn chƣa hoàn thiện. Cùng một lúc, NHNN vừa đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, trong khi vẫn muốn tăng trƣởng tín dụng đạt mức cao, dẫn đến việc NHNN chậm trễ trong việc hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM.
Các thông tin chính xác về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa minh bạch. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài CIC - trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, chƣa có một công ty định mức tín dụng chuyên nghiệp nào cung cấp dịch vụ điều tra, phân tích luồng thông tin tài chính, định mức tín nhiệm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ NHTM và Sacombank trong công tác thẩm định khách hàng để cho vay. Chính việc thiếu những thông tin đa dạng, chuẩn xác đó đã khiến cho chất lƣợng tín dụng không cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn trong việc thu hồi khoản tín dụng, do đó dễ dàng rơi vào trạng thái rủi ro thanh khoản.
Nguyên nhân chủ quan.
Sacombank chƣa có sự đánh giá đúng về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Quy định về quản trị rủi ro thanh khoản không có sự liên hệ giữa các bộ phận chịu trách nhiệm quản trị rủi ro thanh khoản và bộ phận chịu trách nhiệm quản trị rủi ro tín dụng.
Sacombank không có một bộ phận riêng phụ trách về việc phân tích, dự báo, kế hoạch của ngân hàng nên công tác phân tích, dự báo chƣa hiệu quả. Các kế hoạch về tăng trƣởng huy động, cho vay do mỗi phòng ban phụ trách riêng lẻ giao kế hoạch xuống các đơn vị theo một tỷ lệ chung, chƣa có sự đánh giá đúng về điểm mạnh, yếu, tiềm năng mỗi đơn vị. Dựa trên kế hoạch đƣợc phân bổ, bộ phận dự báo lấy số liệu tăng trƣởng kế hoạch nhƣ một phần căn cứ để đƣa ra số liệu dự báo. Nhƣ vậy số liệu dự báo phục vụ cho việc quản trị rủi ro là không khả thi.
Chất lƣợng nguồn nhân lực trong quản trị rủi ro thanh khoản chƣa cao. Bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thuộc Phòng Quản lý vốn gồm hầu hết nhân viên trẻ, kinh nghiệm làm việc dƣới 5 năm và chƣa có sự trải nghiệm ở các bộ phận
56
khác. Chất lƣợng nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu xa nhất mang lại rủi ro trong quản trị ngân hàng. Đặc biệt công tác quản trị thanh khoản mang nhiều yếu tố chủ quan trong việc điều hành. Nếu năng lực cán bộ hạn chế, không đủ tầm nhìn để xác định những khả năng biến động trong các luồng vốn và chuẩn bị những biện pháp đối phó với sự biến động đó thì dễ xảy ra rủi ro thanh khoản. Hiện nay, các cán bộ làm trong lĩnh vực quản trị thanh khoản vẫn chƣa đƣợc đào tạo bài bản, khoa học theo chuẩn mực quốc tế mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm non trẻ. Các cán bộ, nhà quản lý ở các phòng ban khác cũng còn hạn chế nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro thanh khoản cũng nhƣ việc hoạt động này là nhiệm vụ chung của tất cả các phòng ban.
Hệ thống công nghệ thông tin thanh khoản và trình độ khoa học công nghệ tiên tiến tại Sacombank chƣa đạt hiệu quả cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Dữ liệu truyền trực tiếp về hội sở chính còn chậm, đƣờng truyền quá tải, xảy ra nhiều lỗi khi xử lý dữ liệu trong khi công tác quản trị rủi ro thanh khoản đòi hỏi độ chính xác và thời gian cập nhật cao. Hệ thống thông tin quản trị chƣa đƣợc cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác đã ảnh hƣởng tới việc tổng hợp số liệu, dự báo thanh khoản tƣơng lai.
2.4.2 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín thông qua kết quả khảo sát. phần Sài Gòn Thƣơng Tín thông qua kết quả khảo sát.
2.4.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để có cơ sở đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank và từ đó đƣa ra các giải pháp thực tế, phù hợp cho Sacombank trong việc quản trị rủi ro thanh khoản, nghiên cứu này đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thống kê mô tả. Mục tiêu của phƣơng pháp này là để xem xét sự cần thiết của các đề xuất áp dụng cho Sacombank thông qua nhận định của các chuyên gia công tác trong lĩnh vực liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank. Công cụ để thực hiện nghiên cứu này chính là phần mềm SPSS, phiên bản 20.0.
Cách thức chọn mẫu.
Phƣơng pháp chọn mẫu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp phi xác xuất, mẫu đƣợc chọn có chủ đích vì đối tƣợng đƣợc khảo sát có giới hạn về số lƣợng. Kích cỡ mẫu dự tính ban đầu là 75. Nguyên nhân mẫu không mở rộng hơn là vì đối tƣợng khảo sát phải là những chuyên gia am hiểu hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank, bao gồm hội sở và chi nhánh, phòng giao dịch.
57
Trong đó, các phòng ban đƣợc khảo sát tại hội sở gồm có phòng Quản lý vốn, phòng Kinh doanh vốn, phòng Kinh doanh ngoại hối, phòng Quản lý rủi ro, Trung tâm thanh toán nội địa. Để đạt đƣợc kích cỡ mẫu dự kiến, 100 bảng khảo sát đã đƣợc phát ra. Sau khi thu thập và kiểm tra, có 23 bảng khảo sát bị loại do có quá nhiều ô trống. Cuối cùng, có 77 bảng khảo sát hoàn tất đƣợc sử dụng để xử lý dữ liệu với đặc điểm chi tiết của mẫu nghiên cứu:
Bảng 2.23: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu Đặc điểm Tần số Tỷ trọng (%)
Thâm niên công tác Dƣới 3 năm 16 20.8 Từ 3 đến 5 năm 22 28.6 Trên 5 năm 39 50.6 Đơn vị công tác Phòng Quản lý vốn 9 11.7 Phòng Kinh doanh vốn 10 13.0
Phòng Kinh doanh ngoại hối 5 6.5
Phòng Quản lý rủi ro 14 18.2
Trung tâm thanh toán nội địa 12 15.6
Sở giao dịch/ Chi nhánh/ Phòng
giao dịch 27 35.1
(Nguồn: Phụ lục 2)
Thang đo và các nội dung nghiên cứu.
Tất cả các biến quan sát đều đƣợc sử dụng thang đo Likert để đo lƣờng mức độ đồng ý của ngƣời đƣợc khảo sát, với các giá trị đƣợc mã hóa theo mức tăng dần từ 1 đến 5 để đánh giá, trong đó 1 là rất không đồng ý, tăng dần đến 5 là rất đồng ý. Vì đặc điểm của thang đo Likert, phần đánh giá khảo sát sẽ chủ yếu sử dụng giá trị trung bình (mean) của các câu trả lời để so sánh và đánh giá mức độ đồng tình của ngƣời đƣợc khảo sát giữa các giải phát đề xuất. Bảng câu hỏi định lƣợng gồm 19 biến quan sát liên quan đến 6 khái niệm nghiên cứu: sự cần thiết của việc quản trị rủi ro thanh khoản (1 biến), các giải pháp đề xuất cho Sacombank (8 biến), những kiến nghị cho chính phủ (2 biến), những kiến nghị cho NHNN (8 biến).
58
Bảng 2.24: Các nội dung nghiên cứu và biến quan sát
Nội dung nghiên cứu biến Mã Các biến quan sát
Sự cần thiết của việc cải thiện phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank
Q1 Việc cải thiện phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank là cần thiết
Những giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản mà Sacombank có thể áp dụng để cải thiện
Q2 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết
Q3 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp Q4 Đảm bảo cân đối giữa TSC và TSN
Q5 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản Q6 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình ngân
hàng hiện đại
Q7 Tăng cƣờng dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô Q8 Xây dựng đội ngũ có trình độ, năng lực, đạo đức
nghề nghiệp
Q9 Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác giám sát Chi nhánh/phòng giao dịch
Những kiến nghị với Chính phủ để cải thiện tình hình thanh khoản
Q10 Ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô
Q11 Bảo đảm tăng trƣởng kinh tế phải đi liền với nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
Những kiến nghị với NHNN để cải thiện tình hình thanh khoản
Q12 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt
Q13 Xây dựng chính sách và quy trình kiểm soát, đo lƣờng rủi ro tiến tới các chuẩn mực quốc tế Q14 Tăng cường sử dụng các công cụ điều hành
chính sách tài chính tiền tệ
Q15 Xây dựng các phương án khi xảy ra dấu hiệu của khủng hoảng thanh khoản
Q16 Chú trọng phát triển thị trƣờng liên ngân hàng Q17 Hoàn thiện các văn bản pháp quy, hƣớng dẫn
cho thị trƣờng tài chính phái sinh
Q18 Kiểm soát việc thành lập, tái cấu trúc NHTM Q19 Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát hoạt động quản
trị rủi ro thanh khoản của NHTM
59
2.4.2.2 Kết quả nghiên cứu
Đánh giá của các đơn vị về sự cần thiết của các giải pháp nhằm cải thiện phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank.
Theo kết quả khảo sát, giá trị trung bình các câu trả lời của các phòng Quản lý vốn, Kinh doanh vốn, Quản lý rủi ro đều lớn hơn 4. Có thể thấy, theo đánh giá chuyên gia của các phòng ban này, Sacombank cần có giải pháp hoàn thiện để phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản hiện tại đƣợc hiệu quả hơn. Đặc biệt mong muốn cần cải thiện nhiều nhất trong việc quản trị rủi ro thanh khoản thuộc về các chuyên gia phòng Kinh doanh vốn, là phòng tác nghiệp thực hiện cân đối thanh khoản hàng ngày và phòng Quản lý rủi ro là phòng có nhiệm vụ tổng hợp và cảnh báo rủi ro thanh khoản.
Bảng 2.25: Đánh giá của các đơn vị về sự cần thiết của việc cải thiện phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản
Phòng ban Quản lý vốn Kinh doanh vốn Kinh doanh ngoại hối Quản lý rủi ro Trung tâm thanh toán nội địa Sở giao dịch/chi nhánh/phòng giao dịch Giá trị trung binh 4.000 4.200 4.000 4.143 3.917 3.963 (Nguồn: Phụ lục 3)
Giá trị trung bình các câu trả lời của Trung tâm thanh toán nội địa và Sở giao dịch/Chi nhánh/Phòng Giao dịch nhỏ hơn 4, thấp nhấp trong số các đơn vị đƣợc khảo sát. Có thể lý giải là do đặc thù và vai trò của hai đơn vị này trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank. Trên thực tế, Trung tâm thanh toán nội địa là đơn vị hỗ trợ, cung cấp các dữ liệu cơ sở về số dƣ các tài khoản, thực hiện việc thanh toán và thao tác điều chuyển vốn